7 nguy hại của việc thức đêm
(Dân trí) - Cuộc sống hiện đại bận rộn, nhiều mối quan hệ, nhiều lúc bạn không tránh khỏi việc phải thức đêm để làm thêm, hoặc tiệc tùng, hi sinh sức khoẻ để đổi lấy thời gian, tiền bạc. Từ đó cũng sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề về sức khoẻ dưới đây.
1.Ù tai, nghe không rõ
Việc thiếu ngủ sẽ khiến tai trong không được cung cấp đủ máu, gây tổn thương cho thính lực. Thậm chí sau thời gian dài, việc thức đêm cũng có thể gây điếc tai.
2. Béo phì
Người hay thức đêm thường ăn khuya. Việc này không chỉ khiến dạ dày khó tiêu hoá, mà còn ảnh hưởng đến cảm giác muốn ăn vào sáng sớm hôm sau, khiến cho dinh dưỡng bị mất cân bằng, gây ra hiện tượng béo phì.
3. Tổn thương da
Trong thời gian từ 10-11 giờ đêm, làn da của bạn ở trong trạng thái bảo dưỡng. Nếu thức đêm trong thời gian dài, hệ bài tiết và hệ thần kinh sẽ bị rối loạn, khiến làn da trở nên thô ráp, tính đàn hồi kém, xám xịt, không sáng, xuất hiện các vết thâm nám…
4.Suy giảm trí nhớ
Thần kinh giao cảm của những người thức khuya luôn ở trạng thái phấn khích về đêm, nên ban ngày thường không có tinh thần, chóng mặt, trí nhớ suy giảm, khó tập trung, phản ứng chậm. Qua thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh như suy nhược thần kinh, mất ngủ…
5. Nguy cơ về dạ dày và ruột
Tế bào trên niêm mạc dạ dày của người thông thường thay mới 2-3 ngày/lần vào ban đêm. Nếu ăn vào buổi đêm dạ dày và ruột không được nghỉ ngơi, sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Đồng thời, đồ ăn đêm bị lưu giữ ở dạ dày trong thời gian dài khiến dịch dạ dày tiết ra lượng lớn, kích thích lên niêm mạc dạ dày. Lâu dần dễ gây rách niêm mạc dạ dày, bục dạ dày.
6. Suy giảm hệ miễn dịch
Thường xuyên ở tình trạng thức đêm, mệt mỏi, tinh thần không thoải mái sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm. Do đó các chứng bệnh như dị ứng, cảm lạnh …sẽ thay nhau đến làm phiền bạn.
7. Nguy cơ mắc bệnh tim
Người thức đêm nhiều sẽ gây hại cho tì khí, các cơ quan nội tạng cũng không thể có sự điều chỉnh kịp thời, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Phạm Thúy
Theo people