7 chứng bệnh do làm đẹp

(Dân trí) - Đối với phái nữ, việc làm đẹp rất quan trọng và không thể thiếu nhưng khi đã chuyển thành bệnh “làm dáng” thì hậu quả sẽ thật khôn lường.

1. Đeo nhẫn và dị dạng ngón tay

 

Có người sợ nhẫn lỏng liền dùng chỉ quấn quanh nhẫn sao cho lồng chặt khít vào ngón tay. Bởi khó tháo ra nên ngại, có khi hàng tháng trời hoặc lâu hơn nữa vẫn không "tuốt" ra, khiến da, cơ và cả xương ngón tay chỗ đeo nhẫn bị lõm xuống gây dị dạng vòng tròn, trường hợp nghiêm trọng còn ảnh hưởng tới tuần hoàn máu ở phần đầu ngón tay, tạo thành hoại tử cục bộ hoặc nhiễm trùng.

 

Theo kết quả điều tra vi khuẩn học kéo dài 5 tháng đối với 50 người đeo nhẫn "vĩnh cửu"đã phát hiện có tới 20 người ở phần da ngón tay phía dưới nhẫn tồn tại trực khuẩn âm tính Gram, còn ngón tay không đeo nhẫn chỉ phát hiện có 1 trường hợp. Điều này cho thấy nhẫn đeo lưu cữu trên ngón tay có bám một lượng khá lớn vi khuẩn, virus hoặc tác nhân gây bệnh.

 

2. Đeo khuyên tai và chứng viêm xương sụn

 

Không ít trường hợp xuyên lỗ đeo khuyên tai do không chú ý tiêu độc trước khi xuyên lỗ và không giữ vệ sinh trước khi lành da chỗ xuyên (và cả sau khi đã đeo khuyên tai) dẫn tới bị nhiễm trùng, mưng mủ.

 

Nếu không điều trị kịp thời, khuẩn bệnh lan rộng có khả năng

dẫn tới viêm xương sụn tai, rất khó chữa lành.

 

3. Đeo dây chuyền và chứng dị ứng da

 

Dây chuyền mọi người thường đeo ngoài loại chế tác bằng vàng mười(24K) ra, còn dây chuyền"vàng tây" trong quá trình chế tác người ta thường pha thêm một lượng nhỏ các kim loại khác như chromium và nickel…

 

Nếu đó là chế phẩm hợp kim rẻ tiền, thành phần phức tạp, khi đeo, phần da tiếp xúc với dây chuyền có thể bị mẩn đỏ hoặc ngứa ngáy khó chịu.

 

Nếu không kịp thời tháo bỏ dây chuyền ra, chỉ ít hôm sau triệu chứng dị ứng trên nặng thêm, xuất hiện mẩn ngứa hoặc sưng tấy, nghiêm trọng hơn có thể bị viêm loét.

 

4. Sơn móng tay và hiện tượng bị trúng độc

 

Sơn móng tay là một dung dịch hóa học lấy nitrocellulose làm chất hữu cơ như ethyl lactate, acetone, ethyl acetate, butyrin, chất hóa dẻo và phẩm màu.

 

Những hợp chất hóa học này đều có độc tính nhất định. Sau khi bôi sơn móng tay, không nên nhón đồ ăn bỏ mồm, nhất  là không được nhón thức ăn dạng mỡ vì sơn móng tay rất dễ hòa tan trong chất béo, dễ gây ngộ độc thực phẩm.

 

5. Mặc váy mùa đông và chứng viêm khớp gối

 

7 chứng bệnh do làm đẹp - 1
 

 

Những"cô gái chân dài" rất khoái mặc váy" mini" ngắn cũn cỡn để tăng phần khêu gợi. Dù có tất dài giả da cao tới đùi thì trong mùa đông cũng không thể giữ ấm phần chân, gây ảnh hưởng đến các phần khác trên cơ thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

 

Vào mùa đông, nếu da thịt và phần khớp gối thường xuyên lộ ra ngoài, rất dễ dụ phát viêm khớp, ngoài ra còn dễ bị cảm lạnh, vêm phế quản, tê cóng, cước da... Do đó về

mùa đông cần chú ý giữ ấm đôi chân, không nên mặc váy, nhất là váy "mini".

 

"Làm dáng" là đặc quyền của phụ nữ. Tuy nhiên làm đẹp đúng phương pháp và khoa học sẽ giúp chị em đạt hiệu quả kép là "khỏe" và "đẹp" để luôn tự tin trước những người xung quanh.

 

6. Quần áo quá bó chẽn và chứng rịn nước tiểu ở phụ nữ

 

Những cô gái truy tìm hình thể đẹp thường ưa thích mặc quần áo chẽn hoặc thắt chặt ngang hông, lâu dần, bàng quang sẽ bị đẩy lùi xuống phía dưới, làm cho góc sau chỗ nối liền giữa niệu đạo và  bàng quang to lên và duỗi thẳng.

 

Điều này không có lợi cho việc khống chế bài tiết nước tiểu. Khi ho, cười lớn, hắt hơi hoặc cúi gập người, nước tiểu có thể tự động rịn ra, rất phiền toái.

 

7. Đi giầy mũi nhọn với chứng khảm móng

 

Ngón chân thì mềm, còn móng chân lại cứng. Khi đi giầy da nhọn mũi quá chật, sẽ ép chặt cọ sát quá mạnh 5 đầu ngón chân, gây đau đớn, sưng tấy cục bộ.

 

Nếu ép móng chân vào da thịt sẽ hình thành hiện tượng "khảm móng"(móng chân quặp cắm vào thịt), đi lại đau chói khó chịu,thậm chí gây nhiễm trùng rất khó khăn cho việc đi lại. 

 

Quỳnh Liên

Theo FamilyDoctor

Dòng sự kiện: Làm đẹp

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm