1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

7 cách tiết kiệm chi phí chăm sóc răng

(Dân trí) - Rất nhiều người sợ phải gặp nha sỹ, rõ ràng với những thao tác như cạo, hàn, trám răng cùng chi phí vô cùng đắt đỏ thì chẳng ai thắc mắc tại sao việc phải tới gặp nha sỹ trở thành một trong những lo lắng phổ biến nhất như vậy.

Giữ cho răng luôn khoẻ

 

1. Loại bỏ những sản phẩm có chất tẩy và các loại nước súc miệng có chứa cồn, dễ gây khô miệng, kích thích sự phát triển của vi khuẩn.

 

2. Chú trọng các loại dinh dưỡng thiết yếu 3A: alkalizing (kiềm hoá), anti-inflammatory (kháng viêm) và antioxidant-rich (giàu chất ô xy hoá).

 

Các loại hoa quả thuộc họ chanh, cam, những thực phẩm có đường và đồ uống có tính axít là những yếu tố gây tổn hại cho răng.

 

3. Giảm stress: Stress gây ảnh hưởng tiêu cực tới vùng miệng như làm miệng khô, thói nghiến răng khi ngủ và các rối loại TMJ (rối loạn khớp thái dương - hàm).

 

4. Tập thể dục và giữ thể trạng cân đối. Ai cũng có thể thấy là các vận động viên rất ít khi mắc bệnh về răng lợi. Tập luyện điều độ thường xuyên giúp cải thiện hệ miễn dịch và quá trình lưu thông, chuyển hoá trong cơ thể.

 

Mẹo nhỏ khi đến nha sĩ

 

5. Yêu cầu nha sỹ cung cấp bản kế hoạch điều trị gồm nhiều lựa chọn khác nhau. Ví như răng ở tình trạng có thể hàn gắn hay phởi nhổ đi trồng mới. Với các nha sỹ thích “moi” tiền của người bệnh thì chắc hẳn họ sẽ đề xuất lựa chọn thứ hai và bản kế hoạch điều trị của họ sẽ giúp bạn cân nhắc được nên làm gì.

 

6. Yêu cầu bác sỹ chữa những chỗ cần thiết nhất cho bạn. Nếu chi phí tổng thể quá đắt, tốt nhất chỉ nên giải quyết trước những trục trặc có thể sẽ gây tốn kém hơn về sau nếu không giải quyết ngay lập tức.

 

7. Hỏi nha sỹ về cách thanh toán tiền. Có những trung tâm chữa răng chấp nhận cho bạn thanh toán dần khoản phí điều trị trong một thời gian ngắn. Theo đó, bạn có thể trả dần các khoản tiền chữa răng mà không phải chịu lãi hoặc trong một thời gian dài hơn với mức lãi ưu đãi.

 

Đỗ Dương

Theo Foxnews

Dòng sự kiện: Răng miệng