1. Dòng sự kiện:
  2. Dịch cúm đầu năm 2025

5 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tự kỷ

(Dân trí) - Nhằm xóa bỏ những ngộ nhận xung quanh căn bệnh này, Connie Kasari, giảng viên Tâm lý và Phát triển con người và Tâm lý tại UCLA, đã tiết lộ năm dấu hiệu lớn nhất báo hiệu trẻ có thể bị tự kỷ.

 


Là một khuyết tật phát triển suốt đời, bệnh tự kỉ ảnh hưởng đến cách người bệnh giao tiếp và quan hệ với những người khác. Nó cũng ảnh hưởng đến cách họ cảm nhận về thế giới xung quanh.

Là một khuyết tật phát triển suốt đời, bệnh tự kỉ ảnh hưởng đến cách người bệnh giao tiếp và quan hệ với những người khác. Nó cũng ảnh hưởng đến cách họ cảm nhận về thế giới xung quanh.

Theo số liệu của Trung tâm phòng chống bệnh dịch Mỹ, Rối loạn phổ tự kỉ (ASD) ảnh hưởng đến 1% dân số thế giới. Các số liệu của CDC cũng cho thấy số ca bệnh đang gia tăng đều đặn - với tự kỷ là khuyết tật phát triển tăng nhanh nhất trên toàn thế giới. Cứ 68 trẻ em hôm nay sẽ có một trẻ bị bệnh ở một dạng nào đó.

Do đó, chẩn đoán sớm bệnh tự kỷ là rất quan trọng để trẻ có thể nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ tối đa:

1.Trẻ có phản ứng khi được gọi tên không?

Trẻ dưới 1 tuổi phát triển bình thường sẽ phản ứng với tên của mình bằng cách hướng sự chú ý vào người gọi.

Tuy nhiên, những em bé sau này có chẩn đoán tự kỷ thường không phản ứng khi được gọi tên; chỉ có 20% số trẻ sau này có chẩn đoán tự kỷ quay đầu và nhìn vào người gọi.

Trẻ tự kỷ thường phản ứng có chọn lọc với âm thanh; ví dụ, trẻ bị bệnh tự kỷ có thể không nhận ra là cha mẹ đang gọi tên mình, nhưng lại đột ngột phản ứng bất ngờ với tiếng khi bật TV.

Các bậc cha mẹ thường nghĩ nhầm là trẻ có vấn đề về thính giác .

2. Trẻ tham gia vào sự chú ý chung” không?

Chú ý chung dùng để chỉ một hành động khi trẻ cùng với người khác nhìn vào cùng một vật thể hay xem cùng một hoạt động.

Thông thường trẻ sẽ chuyển cái nhìn từ người sang đồ vật; nhìn theo hướng tay chỉ; hoặc khoe đồ chơi hoặc những vật dụng khác với người khác .

Ví dụ, trẻ có thể chỉ vào con chó con và nhìn cha mẹ như muốn nói "Nhìn kìa!”

Tuy nhiên, trẻ tự kỷ sẽ không hay nhìn theo hướng chỉ tay của người khác, không nhìn qua nhìn lại từ đồ vật sang người, cũng không khoe hoặc chỉ đồ vật hoặc đồ chơi cho bố mẹ


Một đứa trẻ bình thường sẽ luôn phản ứng khi thấy cảm xúc của người khác

Một đứa trẻ bình thường sẽ luôn phản ứng khi thấy cảm xúc của người khác

3. Trẻ bắt chước người khác không?

Thường thì trẻ sẽ bắt chước người khác, dù là thông qua biểu cảm trên mặt (ví dụ như làm khuôn mặt vui vẻ), phát ra âm thanh cụ thể đặc biệt bằng giọng của mình, hoặc vẫy tay, vỗ tay hoặc hay những cử chỉ tương tự khác.

Tuy nhiên, trẻ tự kỷ sẽ ít phản chiếu biểu cảm nét mặt hoặc cử chỉ tay của người khác, và trẻ sẽ không hay bắt chước khi sử dụng đồ vật.

4. Trẻ đáp ứng cảm xúc với người khác không?

Trẻ thường luôn đáp ứng với người khác; chúng cười khi ai đó mỉm cười với chúng, và bắt đầu mỉm cười hoặc cười to khi chơi với đồ chơi hoặc với người khác .

Và bình thường khi trẻ thấy một trẻ khác khóc, chúng có thể khóc theo hoặc tỏ vẻ quan tâm.

Tuy nhiên, trẻ tự kỷ có thể không phản ứng với nụ cười hoặc lời mời chơi của người khác, và trẻ có vẻ không để ý đến sự đau khổ hay những lo lắng của người khác.

Chơi giả vờ là một hoạt động yêu thích của trẻ bình thường
Chơi giả vờ là một hoạt động yêu thích của trẻ bình thường

5. Trẻ có chơi các trò chơi giả vờ không?

Trẻ nhỏ luôn thích chơi "giả vờ” - bắt chước hành động của bố, mẹ, em bé, con ngựa hay con chó…

Khả năng "chơi giả vờ” thường phát triển vào cuối tuổi lên hai.Ví dụ, trẻ có thể giả vờ là mẹ của búp bê và lau nước mắt tưởng tượng, chải tóc hay nấu bữa tối cho búp bê bằng cái bếp đồ chơi.

Ngược lại, trẻ tự kỷ có thể không hề có sự kết nối nào với các đồ vật, hoặc khi chơi với những món đồ chơi nào đó, sẽ tập trung hoàn toàn vào một món đồ chơi này hơn những đồ chơi khác, hay có thể chú ý một cách ám ảnh đến cử động của chính bàn tay mình.

Nói chung, khả năng “chơi giả vờ” không xuất hiện ở trẻ tự kỷ dưới 2 tuổi.

Giải thích về bệnh tự kỷ

Tự kỷ là một khiếm khuyết phát triển suốt đời ảnh hưởng đến cách một người giao tiếp, và quan hệ, với những người khác.

Nó cũng ảnh hưởng đến cách họ cảm nhận thế giới xung quanh .

Đây là một phổ tình trạng bệnh, có nghĩa là tuy tất cả những người bị tự kỷ đều có chung một số khó khăn nhất định, song bệnh ảnh hưởng đến họ theo những cách khác nhau .

Một số người bị bệnh tự kỷ thể sống khá độc lập - nhưng một số khác có thể có những khuyết tật về học tập và cần sự hỗ trợ đặc biệt suốt đời.

Những người bị tự kỷ cũng có thể có sự nhạy cảm quá mức - dưới mức – với âm thanh, đụng chạm, mùi vị, ánh sáng hoặc màu sắc.

 

Cẩm Tú

Theo DM