3 yếu tố quyết định khả năng học hỏi của trẻ
(Dân trí) - Trong suốt 2 tiếng giao lưu sáng nay (4/10), BS Nguyễn Thị Hoa và BS Thái Thị Thanh Thủy đã trả lời hàng chục thắc mắc của các bà mẹ xoay quanh vấn đề di truyền, dinh dưỡng và giáo dục để tăng cường khả năng học hỏi của trẻ tốt hơn.<br><a href='http://giaoluu.dantri.com.vn/Public/63/dang-ky-phong-van.html'><b> >> Theo dõi phần trả lời trực tuyến tại đây</b></a>
Những bí ẩn của bộ não
Theo nghiên cứu, não bộ của bé phát triển rất nhanh ngay từ 3 tháng cuối thai kỳ, trong đó giai đoạn quan trọng nhất là 3 năm đầu đời. Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu những bài học đầu tiên, từ việc bò, ngồi, đứng và chạy đến việc nghe ngóng và khám phá thế giới xung quanh. Tất cả những khám phá này sẽ được liên kết, ghi nhớ để tiếp tục phát triển trong tương lai.
Ba yếu tố đánh giá khả năng học hỏi của bé
Theo các chuyên gia, khả năng học hỏi của bé được đánh giá bởi 3 yếu tố CPM: Sự tập trung (Concentration), sự ghi nhớ (Memory) và khả năng giải quyết vấn đề (Problem Solving).
Sự mất tập trung của con trẻ đôi khi không khiến bố mẹ chú ý nhưng nếu nắm bắt được 3 yếu tố CPM, cha mẹ sẽ hiểu rõ được tâm sinh lý của trẻ cũng như khả năng học hỏi của bé ở giai đoạn từ 1 - 3 tuổi, giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển của bé. Nếu bé thờ ơ với các loại đồ chơi khó, đây là lúc bạn cần lưu ý về khả năng học hỏi của bé.
Trẻ có khả năng học hỏi thường rất tò mò với các loại đồ chơi khó. Ví dụ, bạn đưa cho bé một chiếc hộp có nắp đậy. Với bé có hội tụ 3 yếu tố CPM, bé sẽ nhìn rất chăm chú, nắm lấy món đồ chơi và tìm mọi cách để mở chiếc nắp. Nếu bé không mở được, nhưng được người lớn hướng dẫn, bé sẽ làm lại tức thì sau đó. Ngược lại, những em bé khác sẽ nắm lấy món đồ chơi rồi thả xuống và quay đi chỗ khác.
“Kích hoạt” đúng cách trí thông minh của bé với kiến thức về CPM
Gần gũi và cùng bé tham gia các trò chơi sẽ khiến bố mẹ nắm bắt được những biểu hiện tâm lý của bé, giúp cha mẹ có phương pháp đúng trong việc nâng cao cả khả năng học hỏi cho bé.
Ngoài việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm cũng như từ các loại sữa thì các phương pháp giáo dục khoa học là đặc biệt cần thiết trong giai đoạn này.
BS. Nguyễn Thị Hoa, Chuyên khoa dinh dưỡng BV Nhi Đồng I và BS. Thái Thanh Thuỷ, Trưởng khoa tâm lý BV Nhi Đồng II
Cha mẹ nào cũng mong bé con của mình trưởng thành khỏe mạnh và thông minh. Thông tin từ các chuyên gia dinh dưỡng và tâm lý luôn là những kiến thức quý báu cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc những “búp măng non”, giúp bé yêu của bạn thông minh vượt trội so với các bạn bè cùng trang lứa.