12 dấu hiệu bạn nên đi khám bác sĩ

(Dân trí) - Cẩn tắc vô ưu. Việc kiểm tra với bác sĩ khi thấy 12 dấu hiệu này trên cơ thể không bao giờ là một ý tưởng tồi.

12 dấu hiệu bạn nên đi khám bác sĩ - 1

Làn da có thể nói lên rất nhiều điều về sức khỏe. Những thay đổi, từ những u cục mới mọc đến sự đổi màu sắc ở da, thường là tín hiệu của một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào đó. Nó có thể đơn giản chỉ là thiếu dinh dưỡng hoặc, trong một số trường hợp, một điều gì đó nghiêm trọng hơn - bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tim, viêm khớp, bệnh tự miễn hoặc thậm chí là ung thư.

Vì vậy, điều quan trọng là phải để mắt tới bất kỳ thay đổi mới nào trong hoặc trên cơ thể. Bác sĩ có thể giúp loại trừ các tình trạng bệnh hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, thì đã đến lúc hẹn gặp bác sĩ.

Nốt ruồi hoặc tổn thương mới hoặc thay đổi

Khi nói đến nốt ruồi hoặc những vết mới hoặc thay đổi trên cơ thể, hãy tìm các đặc điểm ABCDE của khối u ác tính. A là viết tắt của bất đối xứng; B là ranh giới (không đều hoặc khó xác định); C là màu sắc (nhiều hơn một màu là đáng lo ngại); D là đường kính (những tổn thương lớn hơn cần kiểm tra); và E là tiến triển (tổn thương thay đổi theo thời gian).

12 dấu hiệu bạn nên đi khám bác sĩ - 2

Các vết đang lo khác trên cơ thể có thể là dấu hiệu của ung thư da bao gồm vết loét không liền và nốt ruồi mới xuất hiện muộn. Bệnh nhân nên đi khám bác sĩ da liễu nếu nhận thấy bất kỳ dấu vết nào gây lo lắng trên cơ thể để được đánh giá kịp thời.

U cục bất kỳ loại nào

12 dấu hiệu bạn nên đi khám bác sĩ - 3

Điểm mấu chốt là không nên bỏ qua bất kỳ thay đổi mới hoặc đáng ngờ nào thấy trên cơ thể, đặc biệt là u cục. Bất kỳ khối u, nốt ruồi hoặc tổn thương mới hoặc thay đổi mà bạn tìm thấy trên cơ thể đều cần được bác sĩ kiểm tra ngay lập tức, vì nếu đó là một thay đổi ung thư, thì việc phát hiện và điều trị sớm chính là chìa khóa để có kết quả tốt hơn.

Vệt sẫm màu trên móng tay

12 dấu hiệu bạn nên đi khám bác sĩ - 4

Móng tay có thể tiết lộ nhiều về sức khỏe cũng như làn da. Và mặc dù một số vết có thể chỉ là do thiếu chất dinh dưỡng hoặc thậm chí là do di truyền, song một vấn đề nghiêm trọng hơn mà bạn cần chú ý là những vệt màu nâu sẫm hoặc đen trên móng tay.

Vết đặc biệt này có thể là dấu hiệu của u ác tính dưới móng và chỉ xảy ra ở 0,7 đến 3,5% những người bị u ác tính. Các đốm khác trên móng tay cũng có thể là dấu hiệu của khối u ác tính, bao gồm cả vùng da sẫm màu quanh móng tay, máu và vết nứt trên móng.

Đốm trắng trên móng tay

12 dấu hiệu bạn nên đi khám bác sĩ - 5

Có hai loại đốm trắng: leukonychia thực (đốm trắng nằm trên móng) và leukonychia rõ (đốm trắng trông giống như nằm trên móng, nhưng thực ra lại nằm ở lớp da bên dưới móng). Leukonychia thực có thể là dấu hiệu của ngộ độc asen hoặc kim loại nặng, mặc dù khá hiếm gặp.

Tuy nhiên, leukonychia rõ có thể là do các vấn đề sức khỏe ở thận, gan hoặc tim. Để phân biệt, hãy ấn lên móng tay; nếu đốm trắng vẫn ở đó, nó là ở trên móng và thường không đáng lo. Đôi khi đốm trắng xuất hiện do chấn thương móng tay, kiểu như bị kẹp tay vào cửa. Nếu đốm trắng biến mất hoặc thay đổi màu sắc, nó xuất phát từ da móng tay và có thể báo hiệu vẫn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Vết lõm trên móng

12 dấu hiệu bạn nên đi khám bác sĩ - 6

Các vết lõm trên móng tay, thường gặp ở móng tay hơn là móng chân. Chấn thương, rụng tóc hoặc bệnh vẩy nến móng có thể gây ra những vết lõm này. Bệnh nhân bị bệnh vẩy nến móng cũng có thể bị viêm khớp hoặc viêm.

Các vết trên răng

12 dấu hiệu bạn nên đi khám bác sĩ - 7

Nếu bạn nhận thấy những đốm trắng, vàng hoặc nâu trên răng không phải do cà phê, trà hoặc hút thuốc, thì chúng có thể là dấu hiệu của bệnh celiac. Rối loạn tự miễn này là một phản ứng khi ăn gluten. Một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch, dẫn đến tổn thương dạ dày và khó hấp thụ chất dinh dưỡng.

Một trong những chất dinh dưỡng này là canxi, có vai trò lớn cho răng chắc khỏe. Đốm trên răng có thể gặp ở 40 đến 50% bệnh nhi celiac mới, so với ở 6% người bình thường. Bác sĩ sẽ kiểm tra bất kỳ vết nào đối xứng và rải rác trên hầu hết các răng của bạn.

Những vết giống như bụi bẩn trên cổ

Vết giống như bụi bẩn có thể là bệnh gai đen (acanthosis nigricans). Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đái tháo đường hoặc kháng insulin. Vết đen này có thể là do vấn đề nội tiết tiềm ẩn như bệnh tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang hoặc vấn đề về tuyến thượng thận.

12 dấu hiệu bạn nên đi khám bác sĩ - 8

Ngoài ra, trong những trường hợp hiếm gặp, nó có thể là dấu hiệu của ung thư tiềm ẩn ở dạ dày, đại tràng hoặc gan. Bệnh gai đen cũng hay gặp hơn ở những người béo phì và có thể lưu hành trong gia đình.

Điều quan trọng là bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị các rối loạn tiềm ẩn nếu có. Tuy nhiên, vết đen này có thể là do các loại thuốc như thuốc tránh thai hoặc niacin, nhưng vẫn nên kiểm tra với bác sĩ.

Da sần vỏ cam

12 dấu hiệu bạn nên đi khám bác sĩ - 9

Những vết lõm trên da giống như vỏ cam có thể là do các vấn đề sức khỏe khác nhau. Một trong số đó là ung thư vú dạng viêm, gây đỏ và sưng với những nốt lõm. Phản ứng da tương tự cũng hay gặp trên tay và chân của những người mắc đái tháo đường chưa được kiểm soát. Tất nhiên, bác sĩ sẽ có thể khám và đưa ra chẩn đoán thích hợp.

Bầm tím quá mức, không rõ nguyên nhân

Mặc dù vết bầm tím có thể xảy ra do giảm mỡ tự nhiên, thuốc, hoặc thậm chí là dùng corticoid tại chỗ, những lý do khác của bầm tím quá mức có thể đáng lo ngại.

12 dấu hiệu bạn nên đi khám bác sĩ - 10

Theo Trung tâm điều trị ung thư Mỹ, vết bầm tím không thể giải thích được có thể là dấu hiệu sớm của bệnh bạch cầu. Theo thời gian, bệnh bạch cầu làm suy yếu khả năng máu mang oxi và đông máu, và điều này có thể dẫn đến bầm tím. Tuy nhiên, thiếu vitamin C cũng có thể gây ra bầm tím quá nhiều mức hoặc số lượng tế bào máu thấp hoặc bất thường.

Các vết đỏ trên lòng bàn tay

12 dấu hiệu bạn nên đi khám bác sĩ - 11

Có nhiều nguyên nhân gây ra các vết đỏ trên lòng bàn tay, và một số nguyên nhân nghiêm trọng hơn các nguyên nhân khác. Những vết này có thể xuất hiện ở những người bị các tình trạng bệnh viêm như bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến hoặc các bệnh truyền nhiễm như giun đũa, giang mai hoặc vi-rút. Những nguyên nhân khác bao gồm bệnh gan, bệnh nội tiết và viêm khớp dạng thấp.

Những chấm chảy máu tái diễn trong mắt

12 dấu hiệu bạn nên đi khám bác sĩ - 12

Mặc dù xuất huyết dưới kết mạc – vỡ mạch máu trong mắt - có thể đáng sợ khi nhìn thấy, nhưng nó thường là một tình trạng vô hại sẽ hết trong vòng hai tuần hoặc hơn. Tuy nhiên, xuất huyết tái diễn hay gặp ở những người bị huyết áp cao hoặc đái tháo đường, theo Hội Tim Mỹ.

Nốt ban hình mắt bò

12 dấu hiệu bạn nên đi khám bác sĩ - 13

Bệnh Lyme có thể nốt ban hình mắt bò trông giống như một vòng tròn đỏ với một vòng tròn lớn hơn bên ngoài và giữa hai vùng là da có màu bình thường. Bệnh Lyme là do vi khuẩn truyền qua ve. Nếu bạn có một dấu hiệu tương tự trên cơ thể, hãy để ý đến sốt và mệt mỏi.

Nếu không được điều trị, bệnh Lyme có thể ảnh hưởng đến tim, não và khớp. Các phát ban khác có thể trông giống như vậy là vết đốt của muỗi hoặc bọ chét, mày đay, giun đũa, v.v. Một lần nữa, bác sĩ da liễu có thể tiến hành xét nghiệm máu, sinh thiết da hoặc cạo da để tìm căn nguyên.

Cẩm Tú

Theo RD

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm