10 câu không nên nói với người bị trầm cảm
(Dân trí) - Bạn muốn giúp người bị bệnh trầm cảm, tuy nhiên, có những lời bạn không nên nói với người bị bệnh.
“Tôi hiểu, tôi đã từng bị như vậy!”
Những người chưa bao giờ bị u uất, trầm cảm thì sẽ chẳng biết nó là gì! Vì không hiểu rõ nên có thể nhầm lẫn nó với tâm trạng chán nản, buồn bã kéo dài, hội chứng tiền kinh nguyệt.
“Cho đến tận bây giờ, mọi người vẫn có một khái niệm mơ hồ về loại bệnh này”, Ketlin Brennon Herndon, một nhà tâm lý từ các tiểu bang Virginia, nói
Những báo cáo của bệnh này thường gây ra ảo tường rằng trầm cảm là bình thường. Kết quả là khoảng một nửa số bệnh nhân không đi khám bác sỹ và tin rằng tình trạng này không sớm thì muộn sẽ kết thúc. Không, nó không kết thúc, nó chỉ tồi tệ hơn thôi.
“Những người khác còn tệ hơn”
Thực tế là ở đâu đó trong vùng chiến sự có trẻ con bị chết đói …..Tuy nhiên, đơn giản là những vấn đề này không liên quan đến việc trầm cảm của bạn. Câu nhận xét như vậy có thể làm tồi tệ thêm tình trạng bệnh và nuôi dưỡng cảm giác tội lỗi.
“Thật khó để hiểu được cảm giác đau đớn của người khác. Nhưng đối với những người bị trầm cảm điều quan trọng là anh ta cảm thấy có thể tin tưởng bạn. Đó chính là những gì người bệnh cần!”, ông Ketlin nói
“Cuộc sống vốn dĩ không công bằng….”
Bình thường, cụm từ này có hiệu quả với những người “biết sống”.
Ở những người đang bị trầm cảm thì chẳng có được sự sáng suốt đó. Đây như kiểu là một âm thanh trống rỗng.
Ông Kaplin cho rằng: "Hầu hết mọi người không nhận ra rằng trầm cảm làm suy yếu sự tập trung, chú ý và ngủ. Nó thay đổi con người và nhận thức của họ về thế giới "
“Đơn giản là cố gắng chịu đựng”
Theo Susan Surani, tác giả của "Sống với trầm cảm", trái ngược với cụm từ vô dụng này, bạn có thể nói câu: “Tớ luôn ở đây, hãy liên lạc khi cậu muốn nói chuyện”
“Vui lên! Cuộc sống vẫn tiếp tục!”
"Sống chung với trầm cảm - nó giống như sống chung với 40 tấn trên ngực. Bạn muốn đứng dậy và bắt đầu di chuyển, nhưng bạn cảm thấy rằng bạn không thể "- các bệnh nhân trầm cảm đã mô tả như thế về cảm giác của mình.
Như vậy, trầm cảm – là một trạng thái tinh thần theo nghĩa đen là hạn chế di chuyển. Do đó, đứng dậy, vui vẻ có vẻ như không phù hợp.
Hơn nữa, cụm từ này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. “Hóa ra, mọi người xung quanh đều chữa bệnh theo cách này, còn tôi – một kẻ thất bại, lại không thể áp dụng nó”- Đó là những suy nghĩ của người bệnh.
"Nếu họ có thể vui lên, họ đã làm điều đó từ lâu lắm rồi", - ông Kaplin kết luận.
“Bạn quá nhạy cảm”
Đây là cụm từ tốt nhất để coi thường bệnh trầm cảm. Người ta bắt đầu cho rằng bệnh này là do sự yếu ớt về tinh thần.
Các nhà trị liệu khuyên: Ở bên cạnh nhiều hơn, và lấp đầy một ngày bằng những xúc cảm mới (đi công viên, nhà hát, hoặc gặp người bạn cũ).
Nhưng điều đó đòi hỏi thời gian và sự quan tâm! Chứ không đơn giản là “ném” câu nói trên vào người bệnh và cho rằng như thế đã là giúp đỡ.
“Đơn giản hãy trở thành người hạnh phúc”
Một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho trầm cảm là một "liệu pháp nhận thức" được thiết kế để thay thế những suy nghĩ tiêu cực thành lạc quan hơn. Nhưng, trớ trêu thay, thay đổi định kiến tiêu cực thành lạc quan thì lại không đạt được.
Trong blog của mình, nhà tâm lý Clifford Lazarus giải thích: "Hành động, không chỉ là suy nghĩ - là chìa khóa để khắc phục căn bệnh này". Phương pháp này cũng được dùng để chống lại nỗi sợ hãi.
Bác sĩ giải thích: "Để thực sự đánh bại phản ứng sợ hãi, người ta phải đối mặt với nó, có những bước đi cụ thể, chứ không đơn giản thừa nhận rằng nỗi sợ là vô lý ."
Clifford khuyên: "Việc nhấn mạnh đến suy nghĩ tích cực không làm thay đổi tâm trạng và không giúp đỡ để thoát khỏi trầm cảm. Bí quyết là để thay đổi hành động".
Và hạnh phúc nhân tạo mang lại chỉ sự thất vọng.
“Hãy tránh xa khỏi rượu”
Sau khi nghe câu này, có vẻ như người bệnh lại càng muốn uống hơn! Thật là nực cười.
Trên thực tế, “phương pháp đấu tranh” với rượu chỉ có thể sử dụng ở giai đoạn đầu của bệnh. Sau đó, khi hiểu ra bỏ rượu chả có ích gì, người bệnh sẽ dừng liệu pháp này và âm thầm trốn khỏi sự tỉnh táo của mình bằng rượu.
“Uống vitamin đi!”
Vitamin rất có thể được sử dụng ngay sau khi “trị liệu bằng rượu”!
“Bạn có quá nhiều thứ để mà biết ơn!”
Một bệnh nhân đang chán nản không muốn nghe về lòng biết ơn. Trong cuộc sống của anh ấy chỉ có cảm giác mệt mỏi và mất hứng thú với bất kỳ điều gì.
Chỉ trích trạng thái trầm cảm bằng những lời “thân thiện” như thế chỉ làm trầm trọng hơn bệnh tình.
Người bệnh sẽ khép mình lại và trở nên “biết ơn”. Đừng lải nhải về sự biết ơn!
Ông Kaplin cho biết: "Phần tồi tệ nhất của trầm cảm là nó thu hẹp phần nhìn. Nhiệm vụ của những người thân yêu - cung cấp cho người hy vọng rằng mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn".
Hoàng Hường
Theo health