1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Chuyện về pho tượng Phật bà Quan âm bằng ngọc bích lớn nhất Việt Nam

(Dân trí) - Khối ngọc bích nặng 11,5 tấn sau khi trải qua cuộc hành trình đặc biệt bằng hàng không xuyên châu lục, đã về tới Đồng Nai, được nhóm thợ tài hoa tạc nên Pho tượng Phật bà Quan âm lớn nhất Việt Nam.

Pho tượng vừa được chủ nhân là ông Trịnh Hữu Hòa, 64 tuổi, một phật tử mộ đạo, an vị tại ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình - Vĩnh Cửu - Đồng Nai. Tượng nặng trên 8 tấn, cao 4,3m tính cả 2 phần đế đá bán quý khác là Thạch anh (23 tấn) và đá Saphia (6 tấn).

 

Pho tượng quý được ông Hòa an vị tại công trình du lịch tâm linh ở Vĩnh Hiệp.


Chuyện về pho tượng Phật bà Quan âm bằng ngọc bích lớn nhất Việt Nam
Pho tượng Phật bà Quan âm bằng Ngọc bích lớn nhất thế giới vừa chính thức ra mắt tại Đồng Nai - Việt Nam tính đến thời điểm này.

Để sở hữu được khối ngọc bích quý này với ông Hòa cũng là cả một hành trình gian nan. Sau khi quyết định mua khối ngọc quý từ Canada, vì khối lượng lớn nên ông Hòa và những người đồng hành đã gặp khó khăn trong việc vận chuyển đưa về Việt Nam bằng đường bộ vì sự cố sóng thần trên vùng biển Nhật Bản, nên chỉ còn cách đi đường hàng không. Nhưng việc vận chuyển này đã không thể thực hiện được trên địa phận đất nước Canada, gia chủ khối ngọc đã phải mua 1 chiếc container 10 feet với giá 7.500 USD để bảo quản ngọc quý, chạy bằng xe tải hơn 2 giờ đồng hồ sang nước Mỹ, lên chuyên cơ Boeing 747 hàng không đặc biệt về sân bay Tân Sơn Nhất. Khối ngọc được xe cẩu siêu trọng vận chuyển tiếp đất tại làng bưởi Tân Triều (Đồng Nai) vào cuối quý 3 năm 2011.

 

Có được khối ngọc, ông Hòa lại bay sang Thái Lan để liên hệ thuê thợ chế tác, nhưng những thợ làm tượng ngọc người Thái lại yêu cầu ông Hòa mang khối ngọc sang chế tác tại nước họ. Không chấp nhận, ông Hòa lại về nước tìm thợ trong nước. Và may mắn đã đến với ông khi gặp được một nhóm thợ tạc lành nghề mang “thương hiệu” Madein Việt Nam gồm 3 nghệ nhân chính: ông Mai Viết Cường, Nguyễn Văn Minh và Trương Văn Minh. Toán thợ chính thức bắt tay vào làm việc liên tục trong hơn một năm, đến tháng 10/2012 đã hoàn thiện được Pho tượng Phật bà Quan âm quý.


Nghệ nhân bàn tay vàng Mai Viết Cường - Trưởng nhóm chế tác tượng bên tác phẩm để đời.
Nghệ nhân "bàn tay vàng" Mai Viết Cường - Trưởng nhóm chế tác tượng bên tác phẩm để đời.


Nhiều bà con phật tử, người dân khắp nơi tìm đến chiêm ngưỡng pho tượng Phật ngọc quý hiếm
Nhiều bà con phật tử, người dân khắp nơi tìm đến chiêm ngưỡng pho tượng Phật ngọc quý hiếm.

Chỉ với những dụng cụ thô như máy cắt, máy mài, những mũi khoan..., kết hợp với cách tạc tượng thủ công kèm những “chiêu” bí quyết trong nghề, toán thợ đã hoàn thành pho tượng trước một năm so với dự kiến của chủ nhân khối ngọc.

 

Trao đổi với PV Dân trí, ông Mai Viết Cường - Trưởng nhóm chế tác Pho tượng kể lại rằng: Loại ngọc bích này có cấu tạo rất cứng vì thế rất khó khăn trong việc tạc thành bức tượng. Hơn nữa, trong quá trình khoan cắt khối ngọc, chỉ cần vài giây không có nước thì tại điểm tiếp xúc sẽ bị nổ do nhiệt độ tăng lên. Để có thể hoàn thành bức tượng này phải có sự đồng thuận cũng như sự kiên trì, bền bỉ và kỹ năng của những người thợ lành nghề”.

Ông Trịnh Hữu Hòa hé lộ, Pho tượng trong khuôn viên điện Nam Minh là pho tượng Phật Bà Quan Âm bằng ngọc bích lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay. Điều đặc biệt là từ khối ngọc lớn, nhóm thợ trong nước đã tạc thêm được 6 pho tượng ngọc bích nữa gồm: tượng Thích Ca Mâu Ni, tượng A di đà, pho tượng Mẫu và một pho tượng đức Thánh Trần có chiều cao gần một mét được đặt thờ trang trọng trong gian chính điện thờ.

 

“Khi hoàn thành pho tượng ưng ý theo đúng mong muốn của bản chủ, tôi đã rất vui mừng và huy động người làm xây dựng lầu Quan âm, đã mua thêm khối đá thạch anh và đá Sphia để làm đế nhằm tôn pho tượng cao lên, cùng việc hoàn thành các gian thờ cúng trong điện Nam Minh để phục vụ cho việc thờ cúng Đức phật, tổ tiên ông bà và những anh hùng liệt sĩ, người có công với đất nước từ trước đến nay mang dấu ấn văn hóa người Việt Nam, góp phần phục vụ tín ngưỡng sinh hoạt tâm linh cho người dân địa phương” - ông Hòa chia sẻ.
 

Thế Cường

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm