1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Mô hình sản xuất lúa bền vững theo hướng cánh đồng lúa mẫu

Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (The World Bank – WB) trong khuôn khổ Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7), tỉnh Quảng Trị đang triển khai áp dụng mô hình sản xuất lúa bền vững theo hướng cánh đồng lúa mẫu với những kỹ thuật hiện đại, triển vọng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Sản xuất lúa theo qui mô nhỏ, năng suất bếp bênh

Tại tỉnh Quảng Trị, sản xuất lúa hiện vẫn được thực hiện qui mô nhỏ, 2 vụ 1 năm, trên cả diện tích đất không thích hợp cho lúa ở vụ 2. Nhiều diện tích đất 2 lúa gặp khó khăn về nước tưới và năng suất lúa thấp, bấp bênh. Nếu trồng các cây trồng khác có thể cho thu nhập và lợi nhuận cao hơn.

Rơm rạ thường được đốt tại ruộng. Rác thải nông nghiệp chưa được xử lý; Với lúa, các kỹ thuật ICM, IPM và SRI chưa được áp dụng nhiều. Các kỹ thuật canh tác tốt bền vững (ICM, IPM và SRI) chưa được áp dụng nhiều. Cho mỗi héc ta lúa, mỗi vụ cần khoảng 12.000 – 15.000 m3 nước. Nông dân còn áp dụng các chế độ bón phân thiếu cân đối, thường bón nhiều đạm hơn yêu cầu.

Chưa có hệ thống kênh mương thủy lợi hiện đại, nhiều diện tích lúa ở Quảng Trị bị chết do hạn hán.
Chưa có hệ thống kênh mương thủy lợi hiện đại, nhiều diện tích lúa ở Quảng Trị bị chết do hạn hán.

Theo kết quả điều tra chưa đầy đủ, hiện nhiều nông dân áp dụng phân đạm với tỷ lệ cao hơn (19 kg/ha) so với mức khuyến cáo của trung tâm khuyến nông tỉnh. Lượng giống sử dụng là 100 – 120 kg/ha đối với lúa thuần, và 60-70 kg/ha đổi với lúa lai, cao hơn trên 5 lần so với yêu cầu. Gieo sạ không theo hàng, gieo dày gây khó khăn cho việc chăm sóc lúa, và còn tạo điều kiện cho một số dịch bệnh dễ phát triển.

Theo Phòng Trồng trọt của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị, các kỹ thuật ICM (3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm) có thể phù hợp cho điều kiện địa phương. Những điều kiện hiện không thích hợp cho áp dụng các gói kỹ thuật SRI một cách đầy đủ.

Những điều này làm cho phát thải từ lúa cao, hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng đất, nước, phân bón thấp, và các hệ thống sản xuất kém bền vững. Mặt khác, việc bón phân chưa cân đối, đặc biệt là sử dụng quá nhiều phân đạm, và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) làm chất lượng lúa gạo thấp, trong khi ô nhiễm môi trường gia tăng.

Theo tính toán của bà con nông dân, tổng chi phí đầu tư về vật tư cho lúa là khoảng 9.000.000 đồng/ha/vụ. Trung bình năng suất lúa là 5,7 tấn/ha; giá 5.500 đồng/kg. Như vậy, nếu không tính công lao động, thì lợi nhuận là khoảng 17.000.000 đồng/ha/vụ. Nếu tính cả công lao động vào chi phí sản xuất thì lợi nhuận là rất thấp, chỉ khoảng 1.000.000 - 2.000.000 đồng/ha/vụ, đôi khi còn bị lỗ.

Theo đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị, nguyên nhân của những hạn chế nói trên là do hệ thống tưới, tiêu chưa đảm bảo để chủ động nước tưới theo phương pháp tiết kiệm nước cho lúa và cho sản xuất rau màu. Hiện tại, các hệ thống kênh mương chỉ tập trung cho lúa; Hạ tầng đồng ruộng chưa đủ điều kiện, chẳng hạn như bờ thửa, mặt bằng…, không đáp ứng yêu cầu của sản xuất qui mô lớn, cơ giới hóa và áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm, quản lý cây trồng thông minh,…

Chưa có nguồn giống tốt, đặc biệt là chưa có bộ các giống cây trồng phù hợp để phát triển hệ thống đa dạng cây trồng phù hợp điều kiện địa phương; Chưa có nguồn phân hữu cơ tại chỗ và nông dân chưa được trang bị kỹ năng, nhận thức đề sản xuất phân hữu cơ từ các nguồn rác thải nông nghiệp để bón cho cây trồng.

Năng lực và nhận thức của cán bộ và nông dân về biến đổi khí hậu (BĐKH), CSA và thích ứng, giảm thiểu còn hạn chế; Các dịch vụ nông nghiệp chưa đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá qui mô lớn áp dụng các thực hành CSA; Chưa có các mối liên kết và hợp tác hiệu quả gữa nông dân với nhau và giữa nông dân với các bên liên quan.

Lúa được sản xuất bền vững, theo hướng cánh đồng lúa mẫu

Mô hình cánh đồng lúa mẫu tại Quảng Trị.
Mô hình cánh đồng lúa mẫu tại Quảng Trị.

Để khắc phục tình trạng trên, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết: Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (The World Bank – WB) trong khuôn khổ Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7), Quảng Trị đã được chuyển giao và đang áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại vào xây dựng 3 hệ thống CSA cho lúa theo hướng đồng mẫu tại huyện Đại Lộc, Phú Ninh và Thăng Bình; 2 hệ thống CSA sản xuất đa dạng cây trồng cạn (lạc, đậu, rau màu; 1 tại Phú Ninh và 1 tại Đại Lộc) theo hướng tăng hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng nước, giảm phác thải và thích nghi biến đổi khí hậu (BĐKH) theo mô hình cải thiện hệ thống tưới, tiêu cùng với thúc đẩy phát triển và ứng dụng các thực hành nông nghiệp tốt thích ứng biến đổi khí hậu (climate smart agriculture – CSA) - là một trong những giải pháp để tái cơ cấu nền nông nghiệp của tỉnh này.

Để xây dựng được 3 hệ thống CSA cho lúa theo hướng cánh đồng lúa mẫu (1 tại Vĩnh Linh, 1 tại Gio Linh và 1 tại Cam Lộ), ngành nông nghiệp tỉnh này đang triển khai các nội dung như: Xây dựng kế hoạch hoạt động cùng với các nông hộ và các đối tác địa phương; xác định nhóm nông hộ tham gia thực hiện hoạt động; Đánh giá, lựa chọn giống lúa thích hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương (bao gồm cả phân tích mẫu đất và đánh giá, so sánh một số giống lúa khác nhau).

Thực hiện qui trình kỹ thuật canh tác bền vững, qui trình ICM cho lúa trong điều kiện cụ thể tại địa phương (bao gồm cả phân tích mẫu đất và so sánh, đánh giá một số qui trình kỹ thuật và kỹ thuật tưới nước, phân bón... khác nhau); Hoàn thiện qui trình xử lý, bảo quản, sơ chế lúa sau thu hoạch.

Phát triển các mối liên kết; xác định các đơn vị đối tác chính tham gia liên kết 4 nhà; Xây dựng và hoàn thiện qui trình xử lý xác cây trồng và sản phẩm phụ làm thức ăn chăn nuôi, che phủ đất hoặc làm phân bón hữu cơ; Hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng đồng ruộng (xây dựng hệ thống bờ thửa, hệ thống tưới tiêu, đảm bảo yêu cầu sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn);

Hỗ trợ tăng cường năng lực, sản xuất và cung ứng lúa giống chất lượng; Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa sản xuất; Hỗ trợ nâng cấp/xây dựng hạ tầng, thiết bị phụ vụ bảo quản và sơ chế sau thu hoạch, giảm thất thoát sau thu hoạch; Tổ chức và hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo nhóm hộ và hỗ trợ nhóm thực hiện các hoạt động sản xuất theo hướng cánh đồng mẫu.

Tổ chức tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật ICM theo phương pháp lớp học đồng ruộng (FFS); Tổ chức các buổi tham quan thực địa để thảo luận hướng tới mở rộng ứng dụng các thực hành CSA.

IPM (Integrated Pests Management) - Hệ thống quản lý dịch hại trong đó căn cứ vào môi trường và các điều kiện sinh thái cụ thể và sự biến động quần thể các loài sinh vật gây hại mà sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp thích hợp để khống chế quần thể sinh vật gây hại luôn ở mức dưới ngưỡng gây hại kinh tế”.

SRI (System Rice Intensification) - Hệ thống canh tác lúa cải tiến.

ICM (Integrated Crop Management) - Quản lý Cây trồng Tổng hợp. Nếu trước đây có các biện pháp Quản lý Dịch hại Tổng hợp (IPM) và Quản lý Dinh dưỡng Tổng hợp (INM) thì hình thức ICM chính là sự kết hợp hài hòa của các biện pháp này.

FFS là tên gọi tiếng Anh của phương pháp lớp học hiện trường, hiểu đơn giản là cách thức “hội thảo đầu bờ”, “tham quan thực tế”, “chia sẻ kinh nghiệm”.

PV

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm