1. Dòng sự kiện:
  2. Vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng
  3. Vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2

Xử phúc thẩm vụ án tham nhũng ở Đăk Nông: VDB phản ứng quyết liệt

(Dân trí) - Sáng nay (25/9), Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án “Đưa, nhận hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng” tại tỉnh Đắk Nông.<br><a href='http://dantri.com.vn/phap-luat/tien-cua-nha-nuoc-co-nguy-co-bi-tu-nhan-chiem-doat-947455.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;Tiền của Nhà nước có nguy cơ bị tư nhân “chiếm đoạt”</b></a>

Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào 3 ngày, từ ngày 11 đến ngày 13-3-2014, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Vũ Việt Hùng mức án tử hình; các bị cáo Cao Bạch Mai, Trần Thị Xuân và Nguyễn Thị Vân mức án tù chung thân; Các bị cáo Nguyễn Thị Kim Loan, Đặng Thị Ngân 20 năm tù và Nguyễn Văn Khánh̀ 12 năm tù cùng về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Các bị cáo hầu tòa

Các bị cáo hầu tòa
 
Về tội danh vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng, cấp sơ thẩm đã tuyên phạt các bị cáo nguyên là các cán bộ ngân hàng: Trương Đình Hải 10 năm tù; Tạ Thị Xuân Ý 8 năm tù; Lâm Hữu Hạnh, Trần Xuân Lộc và Võ Tiến Đạt, mỗi bị cáo 5 năm tù; Nguyễn Thị Hồng Liên 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
 
Bên cạnh đó, cấp sơ thẩm cũng đưa ra các hình phạt bổ sung: xử phạt Vũ Việt Hùng 10 tỷ đồng và tịch thu 5 căn nhà sung công quỹ nhà nước; tịch thu chiếc xe BMW - X6 do Mai và Xuân hối lộ cho Hùng và tịch thu toàn bộ số tiền do các bị cáo phạm tội mà có. Tòa buộc các bị cáo Mai, Xuân, Khánh phải trả lại số tiền đã chiếm đoạt của các ngân hàng; đồng thời phong tỏa một số tài sản của các bị cáo để đảm bảo thi hành án. Sau phiên tòa, có 9/13 bị cáo kháng án, trong đó có bị cáo Vũ Việt Hùng.
 
Quang cảnh phiên xử

Quang cảnh phiên xử

Tại phiên tòa phúc thẩm ngày hôm nay, nhiều bị cáo tiếp tục kêu oan, cho rằng mình không phạm tội, bị cáo Trần Thị Xuân còn kêu với HĐXX rằng mình bị “ép cung”.

Đáng chú ý nhất ở phiên phúc thẩm lần này, liên quan đến trách nhiệm bồi thường dân sự, HĐXX tòa sơ thẩm nhận định số tiền 529 tỉ đồng tạm giữ tại VDB Đắk Lắk - Đắk Nông và 50 tỉ đồng tạm giữ tại Ngân hàng TMCP Nam Á là vật chứng của vụ án. HĐXX sơ thẩm cũng đã quyết định trả cho Ngân hàng Phương Đông (OCB) 529 tỉ đồng, trả cho Ngân hàng Nam Á 50 tỉ đồng, khấu trừ vào phần bồi thường thiệt hại của từng bị cáo.

Quyết định này của tòa sơ thẩm đã bị các luật sư và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) phản ứng quyết liệt, cho rằng HĐXX đã không khách quan, xét xử chưa nghiêm minh, không đúng bản chất sự việc để giữ được khoản tiền của Nhà nước, tiền của nhân dân.

Như báo điện tử Dân trí đã đưa, Luật sư Trần Công Ly Tao, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM và Luật sư Trần Viết Hưng, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Trường Sa thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội – là hai luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã gửi “đơn kiến nghị” tới Tổng Bí Thư, Chủ Tịch nước, Chủ tịch Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan tư pháp Trung ương nhanh chóng có chỉ đạo xử lý nghiêm minh, đúng người đúng tội, bảo vệ tài sản của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, ngăn chặn các hành vi cấu kết chiếm đoạt tiền của Nhà nước vào tay tư nhân.

Các luật sư cũng đã khuyến cáo rằng, tài sản Nhà nước thường là mục tiêu “chiếm đoạt” của tội phạm tham nhũng hiện nay,  chính vì vậy số tiền 511,464 tỷ đồng tại chi Nhánh VDB khu vực Đăk Lắk – Đăk Nông đã thu nợ là số tiền hợp pháp của VDB, đây là tiền của Nhà nước, do nhân dân đóng góp, cần phải được xem xét, giải quyết một cách cẩn trọng, đúng pháp luật, đừng để số tiền đã trở thành tài sản Nhà nước như nói ở trên phải bị mất thêm lần nữa.

Đặc biệt, trong đơn kiến nghị đóng dấu Công ty Luật Trường Sa, Luật sư Trần Viết Hưng còn chỉ ra chi tiết những nguyên nhân dẫn đến việc các bị cáo: Cao Bạch Mai, Nguyễn Thị Vân, Trần Thị Xuân, Nguyễn Thị Kim Loan, Đặng Thị Ngân thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt 530 tỷ đồng của Ngân hàng Phương Đông - Sở giao dịch TP Hồ Chí  Minh (OCB) là do trong quá trình thực hiện các hoạt động cho vay tín dụng của Lâm Hữu Hạnh, Võ Tiến Đạt - nguyên Giám đốc Ngân hàng Phương Đông - Sở giao dịch TP Hồ Chí Minh đã không thực hiện đúng các quy định của nhà nước về thẩm định hồ sơ cho vay, cố ý làm trái với các quy định của nhà nước về cho vay tín dụng, những nội dung này cần thiết phải được trả lời rõ cho dư luận được biết tại sao các cơ quan lại bỏ lọt những hành vi này.

 Dự kiến phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 25 – 26/9.

Thạch Lan