1. Dòng sự kiện:
  2. Xuyên Việt Oil

Cựu Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm “ép phe” với Hứa Thị Phấn để thâu tóm Ngân hàng?

(Dân trí) - Ngày 18/9, HĐXX tiếp tục mở phiên toà xét xử đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Oceanbank. Liên quan đến vụ chuyển nhượng ngân hàng Đại Tín, luật sư cho rằng, cựu Chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm đã “ép phe” với Hứa Thị Phấn để thâu tóm ngân hàng Đại Tín.

Phiên Tòa xét xử Đại an Oceanbank ngày 18/9.
Phiên Tòa xét xử Đại an Oceanbank ngày 18/9.

Mở đầu phiên tòa chiều 18/9, luật sư Nguyễn Thị Thanh Thảo, bào chữa cho bị cáo Hứa Thị Phấn liên quan khoản vay 500 tỷ đồng tại Oceanbank.

Trong hành vi này bị cáo Hứa Thị Phấn bị cáo buộc vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Theo đó, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị mức án 17-18 năm tù giam dành cho Hứa Thị Phấn.

Theo luật sư Thảo Hà Văn Thắm biết ngân hàng Đại Tín trong diện tái cơ cấu nên gây sức ép Hừa Thị Phấn nhượng 84,92% cổ phần cho Thắm kèm theo nghĩa vụ tài chính của Hứa Thị Phấn với ngân hàng.

Hai bên đặt ra một con số tượng trưng 4 tỷ đồng, nhưng lúc ký hợp đồng, không có mặt Hà Văn Thắm mà chỉ có mặt hai nhân viên của ông Thắm, bản hợp đồng này được phía Hứa Thị Phấn ký sẵn chuyển cho Hà Văn Thắm.

Thời gian này Thắm quen Phạm Công Danh, và biết Danh rất mong muốn có ngân hàng phục vụ ngành xây dựng nhưng không được thành lập ngân hàng mới. Thắm đặt vấn đề nhượng lại ngân hàng Đại tín với giá 1.300 tỷ đồng sau đó hạ xuống 800 tỷ đồng.

Cũng theo luật sư Thắm đã thực hiện chuyển qua tài khoản của bà Huệ, cháu của Phấn số tiền 4,6 tỷ đồng. Nhưng sau đó khi bà Huệ cho biết có đối tác nước ngoài đề nghị mua ngân hàng Đại Tín, Thắm đã gửi email với lời lẽ đe dọa cho bà Huệ.

Sau đó, Hà Văn Thắm sắp xếp cho Phạm Công Danh gặp Hứa Thị Phấn để trao đổi việc chuyển nhượng ngân hàng. Lúc đầu, Hứa Thị Phấn không đồng ý chuyển giao cho Phạm Công Danh vì Danh không có kinh nghiệm ngân hàng, nhưng Hà Văn Thắm cho biết đã chuyển giao hết cho Danh và Danh đã thực hiện thế chấp tại BIDV. Trong tình thế buộc Hứa Thị Phấn phải thực hiện theo.

Ngày 6/6/2012 ngân hàng Đại Tín đã được chuyển hoàn toàn cho Phạm Công Danh, Hứa Thị Phấn chấm dứt hoàn toàn trách nhiệm.

Nagy 6/9/2012, Ngân hàng Nhà nước chấp nhận chủ trương tái cơ cấu ngân hàng Đại Tín. Tập đoàn Thiên Thanh và Phạm Công Danh nắm toàn bộ quyền kiểm soát ngân hàng. Việc bà Phấn đồng ý cho ông Danh mượn tài sản thế chấp để vay tiền là có tác động lớn.

Luật sư Nguyễn Thị Thanh Thảo bào chữa cho thân chủ Hứa Thị Phấn.
Luật sư Nguyễn Thị Thanh Thảo bào chữa cho thân chủ Hứa Thị Phấn.

Hà Văn Thắm biết bà Phấn còn một số tài sản nên yêu cầu bà Phấn cho Danh mượn, ông Thắm và ông Danh liên tục hăm dọa nếu không cho ông Danh mượn tài sản để vay tiền nhằm hỗ trợ thanh khoản ngân hàng, việc tái cơ cấu không thành thì sẽ liên lụy tới ban lãnh đạo cũ của ngân hàng.

Lúc đó bà Phấn tuổi cao, sức khỏe yếu đã buộc lòng tiếp tục đưa các tài sản riêng của mình và mượn của người thân đưa cho ông Danh để đi thế chấp ngân hàng. Sau đó tập đoàn Thiên Thanh vay tiền, sử dụng số tiền đó như thế nào thì bà Phấn không biết.

Về số tiền 500 tỷ, theo luật sư đã được Phạm Công Danh sử dụng, định đoạt và thụ hưởng được thể hiện rõ thông qua việc kiểm soát, quyết định phương thức, mục đích và thời điểm sử dụng số tiền 500 từ đồng.

Theo luật sư, cáo buộc với Hứa Thị Phấn là không công bằng, không khách quan. Tại một số bản cung lời khai của Hứa Thị Phấn vào thời điểm Hứa Thị Phấn đang nhập viện cấp cứu, thì lời khai này không được khách quan?.

Tiếp tục bào chữa cho bị cáo Hứa Thị Phấn, luật sư Trương Thị Minh Thơ trình bày quan điểm về vấn đề tố tụng. Luật sư bày tỏ sự “thất vọng” về bản luận tội đối với Hứa Thị Phấn.

Về dân sự, ai là người đi vay thì người đó phải có trách nhiệm trả tiền. Luật sư đề nghị giải tỏa toàn bộ tài sản của Hứa Thị Phấn và Phạm Công Danh phải trả khoản tiền 500 tỷ đồng này.
Về trách nhiệm của Oceanbank, luật sư đề nghị xem xét cùng chịu trách nhiệm với Phạm Công Danh.

Tuấn Hợp