Subaru Eyesight - Điểm nhấn trong giá trị cốt lõi làm nên thương hiệu

(Dân trí) - Trước xu hướng phát triển như vũ bão của công nghệ, Subaru lại hoàn toàn không có vẻ gì là bị bỏ lại đằng sau khi tự hào là những người tiên phong, với gói công nghệ hỗ trợ mang tên Subaru Eyesight.

Subaru Eyesight - Điểm nhấn trong giá trị cốt lõi làm nên thương hiệu - 1

Subaru là thương hiệu ô tô Nhật Bản nổi tiếng nhờ tính năng vận hành mạnh mẽ, sự an toàn, với hơn 100 tính năng an toàn tiên tiến được chứng nhận an toàn 5 sao từ các tổ chức đánh giá độc lập trên thế giới. Hơn thế nữa, đó còn là biểu trưng sự đáng tin cậy về chất lượng, cho dù các mẫu xe Subaru được sản xuất ở Nhật Bản, Mỹ hay Thái Lan…

Những giá trị cốt lõi làm nên thương hiệu Subaru được nhiều người biết đến như hệ thống khung gầm toàn cầu Subaru Global Platform - với độ cứng cao, khả năng hấp thụ xung lực tốt, cấu trúc module thích ứng nhiều loại động cơ (xăng, hybrid, điện); là hãng xe duy nhất trên thế giới trang bị động cơ boxer cho toàn bộ các mẫu xe của mình (1); là hệ thống dẫn động bốn bánh toàn thời gian đối xứng S-AWD mang tới sự ổn định trong vận hành…

Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ hỗ trợ, Subaru bổ sung thêm một cái tên trong danh sách các công nghệ cốt lõi làm nên tên tuổi của mình, với sự khác biệt khi người tiêu dùng dễ dàng cảm nhận, vận hành và làm chủ; đó là gói công nghệ an toàn Subaru Eyesight.

Subaru Eyesight - Điểm nhấn trong giá trị cốt lõi làm nên thương hiệu - 2

Hệ thống cảnh báo chệnh làn và tính năng cảnh báo buồn ngủ

EyeSight không phải là tên gọi của một tính năng an toàn riêng lẻ nào, mà là một gói công nghệ an toàn chủ động, với 6 tính năng an toàn được điều khiển điện tử, bao gồm: tính năng Phanh đề phòng tai nạn (Pre-collision Braking), tính năng điều khiển hành trình thích ứng (Adaptive Cruise Control), tính năng chống đạp nhầm chân ga (Pre-collision Throttle Management), tính năng cảnh báo làn đường (Lane Departure Warning), tính năng cảnh báo buồn ngủ (Lane Sway Warning), tính năng cảnh báo di chuyển phía trước (Lead Vehicle Start Alert - khi xe phía trước đã di chuyển).

Trên thế giới, có hai nghệ được sử dụng để phát triển các tính năng ăn toàn cao cấp là dùng camera và dùng sóng radar hoặc lidar (2) để quét thông tin trước mũi xe, mỗi công nghệ có một ưu thế và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, với Subaru, hãng xe Nhật Bản lại có cách tiếp cận và vận dụng cho hệ thống Eyesight tương đối khác biệt nếu không muốn nói là duy nhất vào thời điểm này; với hai camera phía trước mô phỏng cách vận hành của cặp mắt của con người (Subaru gọi là Dual Stereo Camera) để phát hiện và đo đạc một cách chính xác khoảng cách và tốc độ tương đối giữa xe và các chướng ngại vật phía trước, nhờ đó tính toán và hỗ trợ người lại một cách hiệu quả trong các tình huống thực tế, trong cả dải tốc độ thấp và cao. Và trên thực tế, Subaru cho biết hệ thống Eyesight có thể hoạt động tốt tại dải vận tốc 1 - 200 km/h.

Subaru Eyesight - Điểm nhấn trong giá trị cốt lõi làm nên thương hiệu - 3

Mô tả cách thức hoạt động của tính năng Phanh đề phòng tai nạn

Với tính năng Phanh đề phòng tai nạn (Pre-collision Braking), nhờ ưu thế là thu được hình ảnh 3D với chất lượng cao hỗ trợ phân biệt màu sắc chính xác… Subaru Eyesight có thể dễ dàng nhận biết khoảng cách, kích thước và hướng đi của nhiều loại phương tiện cùng lúc như ôtô (chở khách, xe tải, xe buýt) xe máy, người đi bộ…, làn đường và cả màu sắc của lan can ngăn làn đường… để cung cấp dữ liệu một cách chính xác tới hệ thống điều khiển, từ đó tác động tới hệ thống phanh để giảm thiểu tai nạn.

Tính năng này của Subaru Eyesigh không hoạt động một cách “sỗ sàng” như các hệ thống an toàn tương đương của các thương hiệu khác. Với bốn cấp độ khác nhau, tính năng Phanh đề phòng tai nạn có quá trình hoạt động tăng dần theo mức độ nguy cơ của tai nạn; nhận biết vật cản, cảnh báo ngắn, cảnh báo ngắn/phanh vừa phải, cảnh báo dài/phanh mạnh. Đáng lưu ý, EyeSight sẽ tác động vào cả công suất/lực kéo động cơ trong các trường hợp này, để đảm bảo lực phanh tối ưu, giúp xe dừng lại một cách nhanh nhất.

Đáng quan tâm, cho dù là một tính năng an toàn nhưng hệ thống này đặt phản ứng của người cầm lái là ưu tiên; hệ thống sẽ tự huỷ bỏ tính năng này khi phát hiện người lái đạp phanh và đánh lái mạnh (để tránh vật cản).

Ngoài ra, hệ thống này có khả năng xử lý dữ liệu nhanh hơn, tầm quan sát rộng hơn (sang cả hai làn đường bên cạnh) so với hệ thống dùng radar hay Lidar.

Subaru Eyesight - Điểm nhấn trong giá trị cốt lõi làm nên thương hiệu - 4

Hệ thống Dual Stereo Camera trên Subaru EyeSight

Đáng quan tâm, với những dữ liệu mà cặp camera cung cấp, Subaru Eyesight còn có một tính năng được đánh giá là cực kỳ hữu dụng khi loại trừ các trường hợp nhầm chân ga trong tình huống có chướng ngại vật phía trước; hệ thống tính toán được việc người lái đạp chân ga quá mức (hoặc nhầm chân ga) EyeSight sẽ phát âm thanh cảnh báo trước khi ngắt hoàn toàn lực kéo động cơ trong 4 giây để tránh va chạm - khoảng thời gian đủ để người lái làm chủ tình huống. Tuy nhiên, là vì chỉ có camera quét tín hiệu phía trước nên tính năng này của Eyesight chỉ hoạt động trong trường hợp ở cấp số D chứ không thể.

Với tính năng Kiểm soát hành trình thích ứng (ACC) của Subaru EyeSight, việc phối hợp hệ thống camera, hệ thống điều khiển động cơ/hộp số/phanh mang tới hiệu quả đáng kinh ngạc mà các hệ thống tương tự trên các thương hiệu khác không làm được.

Subaru Eyesight - Điểm nhấn trong giá trị cốt lõi làm nên thương hiệu - 5

Mô tả tính năng Kiểm soát hành trình thích ứng (ACC) của Subaru EyeSight

Hệ thống điều khiển hành trình thích ứng ACC hoạt động trong dải tốc độ từ 0 - 200 km/h nếu có xe đi phía trước, trong khi hệ thống điều khiển hành trình thông thường có dải tốc độ được cài đặt từ 30 - 180 km/h (không có xe đi phía trước). Điều này có nghĩa, ACC hoạt động được ngay cả trong trường hợp lưu thông trong các đô thị lớn vào thời điểm các xe đang phải nối đuôi nhau, thậm chí chiếc Subaru còn có thể dừng hẳn lại rồi tiếp tục lăn bánh theo xe phía trước.

Subaru Eyesight - Điểm nhấn trong giá trị cốt lõi làm nên thương hiệu - 6

Hiển thị của tính năng Kiểm soát hành trình thích ứng (ACC) trên bảng thông tin của Subaru EyeSight

Mặc dù vậy, hệ thống Subaru EyeSight cũng có những điểm hạn chế trong hoạt động mà người tiêu dùng cần nắm vững để luôn đảm bảo cho hệ thống hoạt động tối ưu nhất; điều kiện thời tiết sương mù, trời mưa phùn hay ánh sáng ngược quá lớn (mặt trời hay đèn pha cường độ cao, …), điều kiện đường sá (không có vạch kẻ đường hoặc không rõ ràng, bóng của hàng rào ngăn cách làn đường, các vật phía trước có hình dạng đặc biệt xe đua (không có đèn hậu, cánh gió lớn và đuôi xe thấp), xe tải hoặc xe nâng có sàn xe thấp và phẳng, tường sơn trắng, hàng rào cửa cuốn…

Ngoài ra, một số điều kiện khác cũng khiến Subaru EyeSight khá “vất vả” như vật ở xa ngoài 110m, hoặc có cùng lúc nhiều xe tiến lại, hoặc do kính chắn gió trước camera bị bẩn hoặc nứt vỡ…

Subaru Eyesight - Điểm nhấn trong giá trị cốt lõi làm nên thương hiệu - 7

Một số trường hợp khiến Subaru EyeSight hoạt động kém hiệu quả

Và cho dù Subaru cho rằng hệ thống Eyesight mới chỉ đạt được cấp độ 2 của xe tự hành Autopilot nhưng trên thực tế, hãng xe Nhật Bản đã cung cấp một gói trang bị an toàn “tiệm cận” với cấp độ 3 - khoảng cách rất ngắn để với tới chuẩn của xe tự hành 100% (3). Tuy vậy, ở phương diện người dùng, việc được hưởng các thành quả của công nghệ Subaru EyeSight đầy phức tạp và thực sự cao cấp, ngay trên các mẫu xe là phương tiện hàng ngày là nỗ lực đáng ghi nhận và đầy tự hào của hãng xe Nhật Bản, trong những nỗ lực tạo ra các dấu ấn không chỉ dành cho bản thân Subaru, mà là của chính người tiêu dùng.

Nguyễn Chí - Trường Thịnh

Chú thích:

(1) Subaru và Porsche hiện là hai hãng sử dụng động cơ boxer trang bị cho các mẫu xe của mình, tuy nhiên không giống như hãng xe Đức chỉ trang bị cho các mẫu xe mang đậm tính thể thao thì Subaru trang bị tiêu chuẩn động cơ loại này cho toàn bộ các mẫu xe hiện có của mình, trừ mẫu BR-Z là sản phẩm kết hợp cùng Toyota.

(2) Hiện tại có rất nhiều công nghệ phòng ngừa va chạm được ứng dụng trên xe ô tô. Chủ yếu dựa trên hai nhóm thiết bị là Camera và tín hiệu sóng Radar hoặc Lidar (dùng sóng laser). Hiện có một số hãng kết hợp giữa Radar và Camera đơn như Honda (với Honda Sensing) và Volvo (với Volvo City Safety), hoặc chỉ sử dụng sóng Radar như Mazda (Mazda i-Activesense).

(3) Tiêu chuẩn từ SAE International bao gồm hơn 10.000 tài liệu được chuẩn hoá nhằm mục đích thúc đẩy kỹ thuật ngành công nghiệp di động trên toàn thế giới, bao gồm các lĩnh vực hàng không vũ trụ, ô tô và xe thương mại. Hệ thống tiêu chuẩn này được hoàn thành nhờ sự nỗ lực đóp góp của hơn 9.000 kỹ sư và các chuyên gia có trình độ từ khắp nơi trên thế giới.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm