Giới trẻ hiểu thế nào về phong tục "tiễn ông Táo chầu trời"?

(Dân trí) - Các bạn trẻ hiện nay hiểu thế nào về phong tục "đưa ông Táo chầu trời" và liệu giới trẻ hiện nay có còn muốn cúng ông Táo?

Hằng năm, cứ đến 23 tháng Chạp âm lịch, đại đa số người dân Việt Nam đều sẽ tiến hành nghi thức quen thuộc - "đưa ông Táo về chầu trời". Tục lệ này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt.

Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghệ và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện tại, liệu rằng giới trẻ có còn biết về ông Táo? Thậm chí, các bạn trẻ còn tin tưởng và muốn duy trì tập tục này?

Với những thắc mắc này, PV Dân trí đã tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ với đối tượng là các bạn trẻ để xem thử các bạn nghĩ thế nào về phong tục "đưa ông Táo về trời".

Nữ sinh trường Nhân văn chia sẻ về phong tục "ông Táo về chầu trời"

Bạn Lê Thị Mỹ Linh, 20 tuổi, sinh viên khoa Công tác xã hội - trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM chia sẻ: "Em thấy đây là một truyền thống đẹp, mang tính nhân văn và giống như một đặc trưng của người Việt Nam.

Ngoài ra, tục lệ này còn tạo ra niềm tin trong lòng của mỗi người nên cần được giữ gìn". 

Chia sẻ của bạn trẻ TPHCM về phong tục "đưa ông Táo lên chầu trời"

Bạn Đức Huy cho rằng: "Cúng ông Táo là một truyền thống đã lâu đời nên cần lưu giữ và truyền thống này cũng không quá rườm rà để phải lược bỏ đi. Không chỉ vậy, ngày cúng ông Táo còn là dịp để gia đình có cơ hội được tụ họp bên nhau".

SV trường ĐH Quốc tế nói gì về tục "ông Táo lên chầu trời"?

Điều đáng nói, khá nhiều bạn khi được phỏng vấn đều không biết hoặc không rõ về sự tích cũng như nguồn gốc xuất phát của tích ông Táo lên chầu trời.

Mặc dù vậy, các bạn trẻ vẫn cho rằng việc cúng ông Táo là một truyền thống tốt đẹp cần được lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau. 

Phong tục tiễn "ông Táo lên chầu trời" qua góc nhìn của sinh viên ĐH RMIT

Nữ sinh ĐH Quốc tế nói gì về phong tục tiễn "ông Táo lên chầu trời"?

Chính các bạn cũng muốn sau này khi trưởng thành và lập gia đình cũng sẽ tìm hiểu về cách cúng ông Táo và tiếp tục thực hiện tục lệ này. 

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng việc cúng ông Táo giờ đây đã không còn là điều quan trọng nữa, đây là tập tục có thể bỏ bớt để cuộc sống của người Việt Nam đơn giản và hiện đại hơn.

Góc nhìn khác của nữ sinh trường ĐH Quốc tế về phong tục "tiễn ông Táo lên chầu trời" 

Điển hình như gia đình của bạn Anh Thư (20 tuổi, sinh viên khoa Kỹ thuật hệ thống Công nghiệp trường Đại học Quốc Tế) từ lâu đã không cúng ông Táo vào dịp Tết.

Theo chia sẻ của Anh Thư, vào ngày Tết có rất nhiều việc cần làm, cúng ông Táo tốn khá nhiều thời gian và cũng không đem lại nhiều hiệu quả cho cuộc sống. 

Thư Quỳnh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm