DMagazine

Cựu du học sinh Việt tại Mỹ: Buồn chán, đơn độc, mắc bệnh mất ngủ mùa dịch

(Dân trí) - Ở nhà hơn 1 năm, không gặp đồng nghiệp và bạn bè, cựu du học sinh Phạm Ngọc (làm việc tại tập đoàn Deloitte, Mỹ) cảm thấy buồn chán, đơn độc và mắc bệnh mất ngủ liên tục trong nhiều tháng.

Cựu du học sinh Việt tại Mỹ: Buồn chán, đơn độc, mắc bệnh mất ngủ mùa dịch - 1

Dưới đây là chia sẻ của Phạm ngọc - chàng trai Việt tại Mỹ. Câu chuyện khó khăn mùa dịch, có lẽ không chỉ riêng của Ngọc mà rất nhiều bạn du học sinh Việt phải đối mặt ở đất khách quê người.

Cựu du học sinh Phạm Ngọc, tốt nghiệp trường Kinh doanh của Đại học Temple (thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ) năm 2019. Hiện tại, Ngọc đang làm chuyên viên tư vấn công nghệ thông tin (Senior Consultant - Analytics & Technology) tại tập đoàn tư vấn Deloitte tại Philadelphia, chủ yếu tập trung vào các dự án điện toán đám mây (cloud computing) cho các doanh nghiệp thuộc nhóm Tài chính ngân hàng (financial services).

Cựu du học sinh Việt tại Mỹ: Buồn chán, đơn độc, mắc bệnh mất ngủ mùa dịch - 2

Tình hình Covid-19 ở Mỹ trở nên căng thẳng từ đầu tháng 3/2020, khi mình vừa bắt đầu một dự án mới với khách hàng ở Chicago (tiểu bang Illinois - Mỹ). Ngày 12/3/2020, sau tuần đầu tiên gặp ban dự án mới,  mình đang trên chuyến bay từ Chicago về Philadelphia thì nhận được email rằng, Deloitte Hoa Kỳ sẽ ngừng toàn bộ việc đi lại đến cơ quan hay bay tới gặp công ty khách hàng.

Sau đó một hôm, thành phố Philadelphia bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội. Tất cả các trường học, tổ chức, và doanh nghiệp không thuộc nhóm ngành thiết yếu đều đóng cửa. Văn phòng của Deloitte cũng phải đóng cửa do chỉ thị giãn cách xã hội của thành phố. Sau hơn một năm giãn cách xã hội, Philadelphia mở lại hàng quán từ khoảng tháng 5/2021. Đến 11/6/2021, thành phố Philadelphia trở lại hoạt động bình thường.

Cựu du học sinh Việt tại Mỹ: Buồn chán, đơn độc, mắc bệnh mất ngủ mùa dịch - 3

Phạm Ngọc, chàng trai Việt hiện đang làm việc tại Mỹ.

Trong suốt 15 tháng thực hiện cách ly xã hội, mình làm việc 100% ở nhà. Thời gian đầu, mình cũng thấy nhiều điểm tốt của làm việc từ xa như bản thân có chủ động hơn về thời gian làm việc. Mình không mất thời gian đi lại hay bay tới gặp khách hàng. Mình làm công việc tư vấn (consulting), dự án của mình là cho một doanh nghiệp khách hàng ở Chicago nên thường bay tới Chicago từ thứ 2 đến thứ 5. Mình sẽ sống ở Chicago 4 ngày một tuần (từ thứ 2 đến thứ 5), nhiều hơn thời gian ở Philadelphia (3 ngày từ thứ 6 đến chủ nhật).

Cựu du học sinh Việt tại Mỹ: Buồn chán, đơn độc, mắc bệnh mất ngủ mùa dịch - 4

Ngọc và bạn bè, đồng nghiệp quốc tế tại Deloitte.

Nhưng dần dần mình cũng thấy có nhiều điểm không tốt của việc làm việc tại nhà. Giao tiếp qua gọi điện thoại hoặc gọi video thật sự kém hiệu quả hơn họp trực tiếp với mọi người ở trong cùng một phòng. Ngoài ra, nếu không có Covid, mình có thể đi giao lưu với đồng nghiệp sau giờ làm hay tại các sự kiện của công ty tổ chức. Nhưng vì làm việc tại nhà, việc giao lưu với đồng nghiệp trở nên rất hạn chế và sự gắn kết giữa các thành viên trong dự án cũng ít hơn.

Nhưng mình vẫn thấy may mắn vì tốt nghiệp vào hè 2019 và xin được việc trước khi đại dịch ập đến. Nhiều bạn của mình tốt nghiệp hè 2020 (giữa lúc Covid-19 đang ở cao điểm) thì công cuộc xin việc rất khó khăn. Nhiều công ty Mỹ phải sa thải nhân viên vào mùa hè 2020 khi mà hoạt động kinh tế tại Mỹ chậm lại do giãn cách xã hội.

Một khía cạnh khác của việc giãn cách xã hội tại Mỹ trong hơn 15 tháng mà ít người nói đến là ảnh hưởng đến tâm trạng của du học sinh và những người đi làm xa nhà. Thời gian hè 2020, mình cũng có đi leo núi vài cuối tuần để rèn luyện sức khỏe và cũng ra khỏi nhà cho khuây khỏa (giãn cách xã hội ở Mỹ thì mọi người vẫn được đi ra ngoài). Nhưng tới mùa đông, mình gần như không đi được đâu.

Cựu du học sinh Việt tại Mỹ: Buồn chán, đơn độc, mắc bệnh mất ngủ mùa dịch - 5

Nhờ tham gia làm người thử nghiệm cho một đề tài nghiên cứu chữa mất ngủ Phạm Ngọc mới dần vượt qua bệnh này.

Đầu tháng 3, mình đăng kí làm người thử nghiệm cho một đề tài nghiên cứu chữa bệnh mất ngủ qua liệu pháp hành vi nhận thức (CBT-I: cognitive behavioral therapy for insomnia) của trường Y thuộc Đại học Pennsylvania (Penn Medicine). Sau 8 tuần chữa trị với liệu pháp CBT-I, thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ của mình đều cải thiện rõ rệt.

Cựu du học sinh Việt tại Mỹ: Buồn chán, đơn độc, mắc bệnh mất ngủ mùa dịch - 6

- Chủ động nhắn tin và gọi điện cho gia đình và bạn bè: Mình cố gắng hẹn gọi điện với ít nhất một người bạn hoặc người nhà mỗi cuối tuần.

Cựu du học sinh Việt tại Mỹ: Buồn chán, đơn độc, mắc bệnh mất ngủ mùa dịch - 7

- Tìm cách tập thể dục tại nhà: Mọi người có thể lên mạng tìm các bài tập thể dục tại nhà không cần dụng cụ.

- Chú ý giấc ngủ: Khi giãn cách xã hội, đa số mọi người sẽ ít vận động và ít có thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, chất lượng giấc ngủ sẽ thấp hơn. Mọi người có thể chủ động dành thời gian ngoài ban công, ngoài sân xung quanh nhà, hay gần cửa sổ để có thêm ánh nắng mặt trời.

- Tạo những thói quen phân biệt giữa lúc làm việc và lúc nghỉ ngơi: Trước mỗi ngày làm việc, mình thường đi bộ xung quanh khu nhà khoảng 10 phút rồi quay lên phòng. Mình làm như vậy để có thêm thời gian vận động và tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Tối thứ sáu hàng tuần, mình thường xem một chương trình hài (phim truyền hình sitcom How I Met Your Mother hoặc chương trình Hỏi Xiên Đáp Xẹo). Khi xem như vậy, mình có cảm giác một tuần làm việc đã kết thúc và không nghĩ ngợi về công việc nữa. Những thói quen này khá dễ thực hiện mà có thể làm sức khỏe và tâm trạng của mọi người tốt hơn nhiều trong tuần làm việc cũng như cuối tuần.

Cựu du học sinh Việt tại Mỹ: Buồn chán, đơn độc, mắc bệnh mất ngủ mùa dịch - 8
Cựu du học sinh Việt tại Mỹ: Buồn chán, đơn độc, mắc bệnh mất ngủ mùa dịch - 9

Nhìn thấy chiếc máy bay biểu tượng hình hoa sen khiến đoàn du học sinh Việt tại Mỹ không khỏi bồi hồi...

Cựu du học sinh Việt tại Mỹ: Buồn chán, đơn độc, mắc bệnh mất ngủ mùa dịch - 10

Mặc đồ bảo hộ kín mít...

Chuyến bay của mình là ngày 26/7 từ sân bay quốc tế Washington Dulles (tiểu bang Virginia) tới sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh). Chuyến bay có dừng 60 phút ở Alaska để bơm nhiên liệu với tổng thời gian bay là 17,5 tiếng, nhanh hơn nhiều so với chuyến bay thương mại (thường là từ 24 tiếng tới 34 tiếng).

Tới hôm bay, tất cả hành khách (hơn 280 người) đều phải khai báo y tế, mặc đồ bảo hộ, và đeo khẩu trang trước khi lên máy bay. Cả trước, trong, và sau chuyến bay, bọn mình đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng tránh lây nhiễm Covid-19. Bản thân mình cảm thấy khá yên tâm trong suốt chuyến bay vì có những biện pháp này.

Về tới sân bay Vân Đồn, mình biết tin là sẽ cách ly tập trung 14 ngày ở Trung Đoàn 244 (Uông Bí, Quảng Ninh). Mỗi phòng cách ly có 4 giường đơn và một phòng tắm cho 4 người ở. Cách ly tập trung có nhiều cái thiếu thốn nhưng cũng có nhiều cái vui.

Cựu du học sinh Việt tại Mỹ: Buồn chán, đơn độc, mắc bệnh mất ngủ mùa dịch - 11

Khu cách ly ấm cúng, nhiều tiếng cười.

Chuyến bay đưa học sinh Việt tại Mỹ về nước hạ cánh.

Suốt 2 tuần cách ly, bọn mình chỉ được đi xung quanh trong phòng và ban công ở trước phòng. Các anh em trong phòng nhiều lúc cũng kêu khổ, nhưng cũng cố gắng động viên nhau để thấy vui vẻ hơn. Khi chúng ta nhìn theo mặt tích cực thì đây cũng là một thử thách để cố gắng thích nghi.

Nhưng cũng phải nói là có những cái hay của việc cách ly. Vì trong phòng có 4 người, bọn mình có thể giao lưu, nói chuyện, và chơi với nhau. Mình được nghe những câu chuyện của 3 người cùng phòng và thấy mở mang tầm nhìn. Trước khi về, có bạn ở Mỹ nhắc nên mình mang trò chơi (board game) về để mọi người trong phòng cùng chơi. Ở Mỹ lúc giãn cách xã hội, nhiều khi thấy buồn hay cô đơn nhưng cách ly 14 ngày lúc nào cũng có bạn cùng phòng nên thấy thoải mái hơn.

Ở khu cách ly, mỗi ngày bọn mình đều được bộ phận hậu cần của Trung đoàn mang 3 bữa ăn lên tận phòng. Sáng thì có các món như: Bánh mì trứng ruốc, bánh cuốn, xôi ruốc và bánh chưng. Bữa trưa với bữa tối thì luôn có cơm, rau, canh, và một món có chất đạm (thịt kho tàu, cá kho, nem rán, nem chạo, tôm luộc, vịt hấp, đậu rán, v.v.).

Mình vốn thích đồ ăn Việt Nam nên thấy ăn đồ ở khu cách ly còn ngon hơn đồ ăn bản thân mua hay tự nấu ở Mỹ. Rồi bọn mình được quân y của Trung đoàn kiểm tra nhiệt độ 2 lần một ngày. Trong hai tuần, mọi người cũng được xét nghiệm Covid-19 ba lần để đảm bảo không có ca F0 dương tính với Covid-19. Lúc ở Mỹ, chắc chắn mình không tự kiểm tra sức khỏe nhiều như ở đây.

Cựu du học sinh Việt tại Mỹ: Buồn chán, đơn độc, mắc bệnh mất ngủ mùa dịch - 12

Các bạn học sinh về nước trong vòng 12 tháng tới có khả năng cao sẽ phải cách ly tập trung. Các bạn nên cân nhắc mang những đồ sau:

  • Đồ tắm: Khăn mặt, khăn tắm, bông ngoáy tai (nếu thích có thể mang máy sấy tóc)
  • Chuyển đổi ổ điện từ ổ cắm của Mỹ sang ổ cắm Việt Nam
  • Dép lê
  • Dao đa năng
  • Thuốc hay dùng (thuốc ho, dị ứng, giảm đau...)

Nếu có bạn nào muốn chuẩn bị kĩ càng hơn nữa thì có thể tham khảo những đồ dưới đây:

  • Đồ ăn uống (Một đôi đũa, một cái thìa, một cái dĩa; Một cái dao với một cái kéo; Gói muối, tiêu, nước tương nhỏ (thường các hàng ăn ở Mỹ sẽ cho miễn phí kèm đồ ăn)
  • Cắt móng tay
  • Quạt tay (nếu về mùa hè từ tháng 5 tới tháng 9)

Các bạn cũng có thể mang đồ chơi (như board game nhỏ) hay sách về để đọc lúc cách ly.

Chúc các bạn trong cộng đồng du học sinh Việt khắp thế giới bình an mùa dịch!