Cộng đồng mạng Việt một đêm nhớ về nghệ sĩ Phạm Bằng

(Dân trí) - Sự ra đi của diễn viên Phạm Bằng để lại nỗi xót thương và nuối tiếc cho đông đảo người hâm mộ Việt Nam. Vậy là một cây đại thụ nữa trong giới nghệ sĩ đã ra đi.

Tối ngày 31/10, thông tin nghệ sĩ Phạm Bằng qua đời ở tuổi 85 được gia đình thông báo tới người thân, bạn bè. Sau đó, nhiều tờ báo đăng tải tin buồn chính thức. Cùng thời điểm này, cộng đồng mạng cũng loan tin.

Trên mạng xã hội Facebook, nhiều khán giả bày tỏ cảm xúc của mình trước sự ra đi của người nghệ sĩ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả. Trang chủ Facebook tràn đầy những lời tự sự, kể chuyện về diễn viên Phạm Bằng. Họ kể lại những kỉ niệm với ông, hàn huyên về những vai diễn của ông...

Bầu không khí trầm mặc, tiếc thương, nhớ nhung xen lẫn sự bàng hoàng như chưa thể tiếp nhận thông tin này len lỏi giữa những người yêu mến NSƯT Phạm Bằng.

Nghệ sĩ Phạm Bằng qua đời ở tuổi 85 khiến người hâm mộ tiếc thương.
Nghệ sĩ Phạm Bằng qua đời ở tuổi 85 khiến người hâm mộ tiếc thương.
Cộng đồng mạng Việt một đêm nhớ về nghệ sĩ Phạm Bằng - 2
Dân mạng nuối tiếc người nghệ sĩ của nhân dân
Dân mạng nuối tiếc người nghệ sĩ của nhân dân
Cộng đồng mạng Việt một đêm nhớ về nghệ sĩ Phạm Bằng - 4
Cộng đồng mạng Việt một đêm nhớ về nghệ sĩ Phạm Bằng - 5
Cộng đồng mạng Việt một đêm nhớ về nghệ sĩ Phạm Bằng - 6
Cộng đồng mạng Việt một đêm nhớ về nghệ sĩ Phạm Bằng - 7
Cộng đồng mạng Việt một đêm nhớ về nghệ sĩ Phạm Bằng - 8

NSƯT Phạm Bằng sinh năm 1931 tại Hà Nội. Ông là một nghệ sĩ được đông đảo khán giả yêu mến bởi các vai diễn trong các tác phẩm hài kịch, chính kịch và trên màn ảnh nhỏ. Nghệ sĩ Phạm Bằng tham gia vào Đoàn văn công Hà Nội vào tháng 12/1959. Đó là một đoàn tổng hợp các loại hình, từ ca nhạc, múa, kịch nói, cải lương đến chèo, xiếc.

Năm 1964, đoàn kịch Hà Nội cùng các đoàn cải lương, đoàn chèo… được tách ra và bắt đầu đời sống riêng của mình. Tại đoàn kịch Hà Nội, đạo diễn Nguyễn Đình Nghi mời Phạm Bằng tham gia các vở diễn. Ông bắt đầu nổi tiếng với các vai phản diện. Đầu 1975, Phạm Bằng chuyển sang đoàn kịch nói Trung ương và GS. Đình Quang là người phát hiện ra khả năng đóng vai hài của ông.

Một số tiểu phẩm tiêu biểu của Phạm Bằng như: “Nghe đồn”, “Cờ bạc”, “Về quê”… Nhắc về sự nghiệp diễn xuất của ông người ta vẫn nhớ những vai diễn để đời của ông từ chính kịch đến những vai diễn hai trên các tiểu phẩm của truyền hình. Từ vai thiếu úy Minh trong vở kịch tình báo “Đêm tháng 7” (đạo diễn Dương Linh) đến vai Lý Trưởng trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (của Lưu Quang Vũ) và vai Thương trong “Mớ đời Thương” (của Tất Đạt). Có thể nói đây là hai vai diễn để đời của ông, với một vai phản diện, một vai bi hài mà không ai có thể thay thế được.

Vào những năm 2000, ông nổi tiếng với các vai “sếp đầu hói” trong chương trình “Gặp nhau cuối tuần” của VTV3. Với lối diễn hài tưng tửng, tỉnh queo, ông đã định hình được một phong cách hài rất riêng mang thương hiệu Bằng "hói" trong các tiểu phẩm trên truyền hình. Từ năm 2006 đến 2010, nghệ sĩ Phạm Bằng đi diễn liên tục.

Mai Châm (tổng hợp)