"Bảo tàng" cổ vật 3D online của chàng trai tuổi 20

(Dân trí) - Ở tuổi 20, Nguyễn Trí Quang đã dựng thành công website hình ảnh 3D của hàng trăm mẫu vật khảo cổ có giá trị. Cậu tham vọng tạo nên một bảo tàng lịch sử 3D online và đồng thời ứng dụng nền tảng công nghệ VR3D trong thương mại điện tử.

Nguyễn Trí Quang - chàng trai 20 tuổi, chỉ học hết cấp 2 nhưng đã lập nên một website hình ảnh thực tế ảo 3D về hàng trăm cổ vật, khu di tích văn hoá Việt Nam.
Nguyễn Trí Quang - chàng trai 20 tuổi, chỉ học hết cấp 2 nhưng đã lập nên một website hình ảnh thực tế ảo 3D về hàng trăm cổ vật, khu di tích văn hoá Việt Nam.
Hình ảnh trên website 3D của Nguyễn Trí Quang.
Hình ảnh trên website 3D của Nguyễn Trí Quang.

Nguyễn Trí Quang 20 tuổi, sinh ra trong một gia đình làm nghề thủ công mĩ nghệ lâu đời ở Khâm Thiên, Hà Nội. Cha Quang là một nghệ nhân chế tạo tượng, một người có niềm say mê đặc biệt đối với các loại tượng, nhất là tượng cổ ở các đền chùa. Ông thường đi khắp nơi để ghi chép, chụp ảnh và sử dụng máy 3D quét lại các bức tượng này.

Quang được bố cho đi cùng trong các chuyến tham quan từ khi mới 8 tuổi. Niềm hứng thú với cổ vật, với máy quét 3D của cậu được khơi lên từ đó. Nguyễn Trí Quang cũng tỏ ra rất có khiếu về tin học. Cậu tự mày mò sách vở và tài liệu trên mạng để học hỏi cách lập trình.

Từ năm 11 tuổi, Quang đã học được cách chuyển các hình ảnh 3D từ máy quét trở thành file 3D và lưu trữ lại trong máy tính với mục đích ban đầu là để hỗ trợ gia đình sản xuất tượng. Dần dần, số lượng file 3D ngày một nhiều lên. Hiện nay, theo thống kê chưa chính thức của Quang thì cậu đã dựng được mô hình 3D của hàng trăm hiện vật.

Quang nảy ra ý tưởng lập một website để đưa toàn bộ các file lên mạng cho tiện quản lý. Thế nhưng vào thời điểm đó, ở Việt Nam lại chưa phát triển công nghệ 3D trên trình duyệt web. Quang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu chuyên ngành. Tiếng Anh hạn chế, cậu phải mất hàng ngày trời để lần được các từ khóa, rồi lại tiêu tốn cả tháng để dịch tài liệu.

Càng đọc, càng tìm hiểu sâu về công nghệ VR3D, Quang càng nhận thấy tiềm năng phát triển của công nghệ này. Thế là sau khi kết thúc năm học lớp 9, Quang tuyên bố sẽ nghỉ học để tập trung theo đuổi ý tưởng của mình. Ban đầu gia đình hết sức phản đối, nhưng khi Quang phân tích về những ích lợi của việc phát triển công nghệ này, mọi người đã chấp nhận. Vậy là Quang dồn hết sức để phát triển công nghệ. Sau hơn hơn năm lập trình, bản website thử nghiệm đã được ra mắt.

Trí Quang khảo sát các địa điểm lưu trữ cổ vật, di sản văn hoá Việt.
Trí Quang khảo sát các địa điểm lưu trữ cổ vật, di sản văn hoá Việt.

Từ đó đến nay, Nguyễn Trí Quang tiếp tục đào sâu nghiên cứu, những nỗ lực của cậu đã được đền đáp xứng đáng. Sau 2 năm nâng cấp, Quang đã phát triển thành công công nghệ 3D trên trình duyệt web.

Tại đây Quang cho trưng bày hàng trăm mẫu vật đã được "3D hóa" bao gồm các mẫu linh vật Việt, đồ cổ, đồ mỹ nghệ và tượng. Đáng chú ý là các mẫu vật linh vật như rồng đá, voi, báo, nghê, sư tử…; các cổ vật như tượng phật, tượng thần, tranh khắc gỗ, hương án, giếng đá… Tất cả mẫu vật quý giá này là kết quả của gần 10 năm tích cóp, là thành tựu của hàng trăm chuyến đi khắp mọi miền đất nước của Quang và gia đình.

Vào website của Quang, người sử dụng có thể dễ dàng chọn lựa, xem xét các mẫu vật, có thể tùy ý xoay ngang dọc, lật trên dưới, phóng to thu nhỏ xem cận cảnh chi tiết, hoa văn. Website không những tạo cho người sử dụng một cái nhìn chân thực, sống động mà còn cung cấp kiến thức về cổ vật, từ tên, địa chỉ đến số tuổi, tình trạng hiện tại và những đánh giá.

Thú vị hơn nữa là có thể thoải mái chia sẻ các file mẫu vật về website, blog của mình hay nhúng mã vào bất cứ trang web nào khác và hoàn toàn miễn phí. Mới đây, trong một nỗ lực nâng cao hơn nữa công nghệ của mình, Quang đã lập một bảo tàng 3D online.

Bảo tàng gồm hàng trăm mẫu vật khác nhau. Về mặt bảo tồn, do được 3D hóa, các mẫu vật giữ nguyên được hình khối, màu sắc và tồn tại vĩnh viễn trong không gian mạng. Do đó có thể tái tạo, phục chế hay nhân bản một cách dễ dàng. Về mặt quảng bá, việc trưng bày, triển lãm, chia sẻ các mẫu cổ vật trên internet không gặp phải bất cứ một rào cản, trở ngại nào. Vì thế có thể nói, việc quảng bá văn hóa Việt là xuyên biên giới và hiệu quả đạt được lại rất lớn".


Số hóa 3D di tích đình Tiền Lệ. Đình Tiền Lệ đã trở thành di tích lớn đầu tiên được lưu giữ, trưng bày nguyên trạng bằng công nghệ số hóa và tương tác 3D.

Số hóa 3D di tích đình Tiền Lệ. Đình Tiền Lệ đã trở thành di tích lớn đầu tiên được lưu giữ, trưng bày nguyên trạng bằng công nghệ số hóa và tương tác 3D.

Trong tương lai gần, Nguyễn Trí Quang đang nghĩ đến việc quét toàn bộ các khu di tích, đền chùa để dựng lại nó trên mạng, nhằm tạo ra một ngành "du lịch ảo". Người thanh niên 18 tuổi với ước mơ trở thành một nhà công nghệ cho biết, trong tương lai, sẽ cố gắng liên kết với các mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter… để có thể lan tỏa văn hóa Việt rộng hơn nữa.

Quang nói: "Lâu nay em đã qua giai đoạn thử nghiệm các mẫu vật nhỏ, gần đây em chỉ thử nghiệm số hóa các công trình lớn, như đình Tền Lệ trở lên. Từ đầu năm 2017 đến giờ, em tập trung phát triển quy trình số hóa 3D tự động nhằm giảm giá thành, giúp nhiều sản phẩm Việt Nam có thể dễ dàng ứng dụng được công nghệ 3D trong quá trình quảng bá.

Công nghệ VR3D có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, em cũng hi vọng sẽ có thể bù đắp được chi phí đầu tư và phát triển tốt sau này. Sắp tới em sẽ cung cấp giải pháp, dịch vụ cho một số ngành nghề, chủ yếu sẽ tập trung vào thương mại điện tử".

Di tích được số hóa 3D đem lại lợi ích ở rất nhiều mặt như tòa đình Việt từ nay sẽ trường tồn trong không gian VR3D. Hay người quản lý, tu bổ sẽ luôn có một tham chiếu chính xác với đầy đủ màu sắc, kích thước, mặt cắt ngay cả khi di tích thực đã hạ giải. Những sai lệch, biến dạng khi sửa chữa, trùng tu sẽ dễ dàng được phát hiện và điều chỉnh...

Khám phá một số hình ảnh từ "bảo tàng" cổ vật 3D online của Trí Quang:

Bệ sư tử đá điêu khắc Chămpa
Bệ sư tử đá điêu khắc Chămpa

Cột đá cổ - Chùa Dạm. Trải qua gần 10 thế kỷ, cột đá Chùa Dạm - một tuyệt tác điêu khắc thời Lý vẫn còn đó với những bí ẩn kỳ diệu gắn liền với nó. Chùa Dạm được vua Lý Nhân Tông cho xây dựng vào năm 1086.
Cột đá cổ - Chùa Dạm. Trải qua gần 10 thế kỷ, cột đá Chùa Dạm - một tuyệt tác điêu khắc thời Lý vẫn còn đó với những bí ẩn kỳ diệu gắn liền với nó. Chùa Dạm được vua Lý Nhân Tông cho xây dựng vào năm 1086.

"Bảo tàng" cổ vật 3D online của chàng trai tuổi 20 - 7

Tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế - Chùa Sùng Ân. Tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế do Kỳ tài Hầu Tô Phú Vượng đục theo chân dung vua Lê Cảnh Hưng, được đặt tại chùa Sùng Ân, thôn Đông Cao, Đông Xuyên, Ninh Giang, Hải Dương.
Tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế - Chùa Sùng Ân. Tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế do Kỳ tài Hầu Tô Phú Vượng đục theo chân dung vua Lê Cảnh Hưng, được đặt tại chùa Sùng Ân, thôn Đông Cao, Đông Xuyên, Ninh Giang, Hải Dương.

Quan võ - Miếu Bảo Hà. Võ quan cận vệ thời Lê, đang vác gươm đứng hầu tại miếu Bảo Hà, xã Đồng Minh, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Phong cách vác gươm thường hay thấy ở Việt Nam và Hàn Quốc.
Quan võ - Miếu Bảo Hà. Võ quan cận vệ thời Lê, đang vác gươm đứng hầu tại miếu Bảo Hà, xã Đồng Minh, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Phong cách vác gươm thường hay thấy ở Việt Nam và Hàn Quốc.

"Bảo tàng" cổ vật 3D online của chàng trai tuổi 20 - 10

Phật A-di-đà chùa Phật Tích - Bảo vật Quốc Gia. Sự tồn tại của các cổ vật hay các biểu tượng văn hóa thật mong manh trước những xung đột và tham vọng của con người. Do luôn có giá trị về vật chất hoặc là chỗ dựa tinh thần nên các quí vật này luôn là mục đích đầu tiên để cướp bóc, triệt phá trong các cuộc giao tranh. Ở Việt nam ta cũng vậy, mặc dù nghệ thuật phát triển rực rỡ nhưng cũng chinh chiến liên miên nên các di sản quí mang tính biểu tượng còn lại rất ít.
Phật A-di-đà chùa Phật Tích - Bảo vật Quốc Gia. Sự tồn tại của các cổ vật hay các biểu tượng văn hóa thật mong manh trước những xung đột và tham vọng của con người. Do luôn có giá trị về vật chất hoặc là chỗ dựa tinh thần nên các quí vật này luôn là mục đích đầu tiên để cướp bóc, triệt phá trong các cuộc giao tranh. Ở Việt nam ta cũng vậy, mặc dù nghệ thuật phát triển rực rỡ nhưng cũng chinh chiến liên miên nên các di sản quí mang tính biểu tượng còn lại rất ít.

Mãng Xà đá - đền thờ Lê Văn Thịnh. Bức tượng mãng xà bằng đá sa thạch này bị vùi lấp trong khuôn viên nhà Thái sư Lê văn Thịnh, đã được tìm thấy khi tiến hành xây dựng đền thờ ông.
Mãng Xà đá - đền thờ Lê Văn Thịnh. Bức tượng mãng xà bằng đá sa thạch này bị vùi lấp trong khuôn viên nhà Thái sư Lê văn Thịnh, đã được tìm thấy khi tiến hành xây dựng đền thờ ông.

Di tượng 3D của chiếc Hương Án cổ vừa bị cháy ở chùa Bút Tháp. Chiếc Hương Án thời Hậu Lê tinh xảo này đã bị lửa thiêu rụi hoàn toàn. Tưởng như chúng ta đã mất hẳn một di sản, sẽ không còn được nghiên cứu, chiêm ngưỡng một dấu ấn của mỹ thuật, lịch sử nước Việt nữa. Nhưng không, chúng ta chưa mất hết, VR3D đã kịp bảo tồn dữ liệu của Hương Án này trong không gian số.
Di tượng 3D của chiếc Hương Án cổ vừa bị cháy ở chùa Bút Tháp. Chiếc Hương Án thời Hậu Lê tinh xảo này đã bị lửa thiêu rụi hoàn toàn. Tưởng như chúng ta đã mất hẳn một di sản, sẽ không còn được nghiên cứu, chiêm ngưỡng một dấu ấn của mỹ thuật, lịch sử nước Việt nữa. Nhưng không, chúng ta chưa mất hết, VR3D đã kịp bảo tồn dữ liệu của Hương Án này trong không gian số.

"Bảo tàng" cổ vật 3D online của chàng trai tuổi 20 - 14

Mai Châm

Ảnh: NVCC