Vì sao sức hút BĐS khu sân bay chưa bao giờ hạ nhiệt?

(Dân trí) - Thị trường BĐS TP.HCM đang bước vào thời kỳ cao điểm cuối năm. Dù nguồn cung đa dạng, song chỉ có những dự án có vị trí tốt, tính thanh khoản cao sẽ tiếp tục thu hút khách hàng chọn mua. Trong đó các dự án trong nội đô với giá bán hợp lý, vị trí gần trung tâm, gần sân bay, dễ khai thác cho thuê luôn là sản phẩm được săn lùng.

Khu vực nằm trong “bán kính vàng”

Với vị thế là trung tâm kinh tế và là cửa ngõ đến các khu vực, trong những năm gần đây TP.HCM chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu nhà ở. Trong khi đó tại các khu vực trung tâm quỹ đất gần như không còn, nhiều người đang sinh sống và làm việc tại đây có xu hướng dịch chuyển về các quận nội đô lân cận để tìm cơ hội.

Với lợi thế nằm kề trung tâm lại giáp ranh với hầu hết các quận khác của thành phố, lại là nơi sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất tọa lạc, Tân Bình được xem là khu vực nằm trong “bán kính vàng” của BĐS. Nơi đây chỉ cách khu trung tâm vài km, vị trí đủ lý tưởng để BĐS không ngừng gia tăng giá trị vì tính hữu hạn.

Thêm vào đó, sự đầu tư vào hạ tầng giao thông mới gần khu vực sân bay, cùng với thông tin mở rộng, nâng cấp cụm cảng hàng không Tân Sơn Nhất, thêm hàng trăm ha đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt. Theo đó tổng diện tích đất được quy hoạch điều chỉnh là 791ha, xây mới nhà ga T3, công suất 20 triệu khách/năm. Phương án này được coi là một giải pháp hợp lý và sau khi hoàn thành sẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần đưa công suất sân bay Tân Sơn Nhất đạt 50 triệu khách mỗi năm. Đó là một trong những nguyên nhân giúp tăng lượng khách du lịch tới Việt Nam, kéo theo nhu cầu lưu trú ngắn ngày gia tăng.

Cũng có nhiều lo ngại tình trạng giao thông có thể ùn tắc nghiêm trọng hơn khi sân bay được mở rộng, tuy nhiên từ cuối năm 2016 Sở Giao thông Vận tải TP.HCM từ cuối năm đã trình kế hoạch làm 14 dự án (nằm trong quy hoạch) và 8 dự án đang được nghiên cứu, đề xuất.

Bên cạnh hệ thống cầu vượt quanh khu vực sân bay thuộc các quận Tân Bình, Gò Vấp đã và đang được triển khai, hạ tầng giao thông khu vực được kỳ vọng sẽ cảu thiện đáng kể khi hai dự án mở rộng đường Trường Chinh (đoạn từ Cộng Hòa đến Âu Cơ) và mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý (đoạn từ Lê Trọng Tấn đến Cộng Hòa) đi vào hoạt động. Nhìn xa hơn khi tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đi ngang sân bay có tổng vốn đầu tư khoảng 2,1 tỷ USD đi vào hoạt động, diện mạo khu vực sẽ thay đổi hoàn toàn. Tất cả sự chuyển biến của hạ tầng nói trên làm cho BĐS khu vực này vốn đã nóng sốt, nay lại càng nóng hơn vì giá trị đất liên tục tăng lũy tiến cùng tiến độ hạ tầng.

Môi trường sống tốt, dễ khai thác cho thuê

Tiềm năng và nhu cầu về nhà ở và nhu cầu thuê căn hộ tại khu vực gần sân bay là rất lớn. Tuy nhiên trên thực tế xung quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất trong vòng bán kính 5 km, quỹ đất khan hiếm, dự án đưa ra thị trường cũng nhỏ giọt.

Quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất quỹ đất khan hiếm, dự án đưa ra thị trường cũng nhỏ giọt.
Quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất quỹ đất khan hiếm, dự án đưa ra thị trường cũng nhỏ giọt.

Quan sát thị trường, ngoài chuỗi các dự án của các ông lớn địa ốc như Novaland hay Hưng Thịnh trải dọc theo tuyến đường Hoàng Minh Giám, Phổ Quang thì trong khoảng một năm trở lại đây, Tân Bình dường như vắng bóng các dự án mới. Dự án gần đây nhất ra mắt ở khu vực này là giai đoạn 2 của dự án Cộng Hòa Garden do Công ty Thiên Phúc Điền làm chủ đầu tư. Dự án đang thu hút đông đảo khách hàng, nhờ vào vị trí tốt và mật độ không gian cây xanh, mặt nước lớn. Lễ giới thiệu giai đoạn 1 dự án trước đó hơn 85% sản phẩm được giao dịch thành công trong chưa đầy hai giờ.

Lý giải về “cơn sốt” này đại diện đơn vị phát triển kinh doanh dự án – Cenland cho biết “Nhu cầu về căn hộ tăng cao nhưng khu vực này gần như ít xuất hiện dự án mới so với các khu vực khác bởi quỹ đất trống khan hiếm và các dự án bị hạn chế số tầng. Vì vậy, mỗi khi dự án mới ra mắt tại khu vực này đều được thị trường hấp thụ nhanh chóng”.

Đông đảo khách hàng tham dự sự kiện ra mắt một dự án căn hộ tại quận Tân Bình.
Đông đảo khách hàng tham dự sự kiện ra mắt một dự án căn hộ tại quận Tân Bình.

Không chỉ khu vực Tân Bình mà nguồn cung trên thị trường căn hộ thành phố cũng đang có dấu hiệu sụt giảm. Theo thống kê của Hiệp hội BĐS TP.HCM, biểu hiện sụt giảm nguồn cung những tháng qua diễn ra khá rõ nét. Theo đó, tổng nguồn cung sản phẩm nhà ở của các dự án tính đến thời điểm hiện tại giảm đến 44,5%. Trong đó, phân khúc cao cấp giảm 25,9%, trung cấp giảm 32,6%, bình dân sụt giảm mạnh đến 69,7%. Trong khi nhu cầu nhà ở cuối năm vẫn ở mức cao và tăng mạnh khiến hầu hết các dự án rao bán trên thị trường thứ cấp đều có mức giá tăng.

Một nguyên nhân nữa khiến BĐS khu vực Tân Bình chưa bao giờ hạ nhiệt đó là tỷ suất sinh lời từ việc cho thuê căn hộ ngắn hạn tương đối tốt. Đại diện một doanh nghiệp tham gia thị trường này cho biết, tỷ suất lợi nhuận cho thuê căn hộ ngắn ngày cao hơn từ 20 đến 30% so với cho thuê dài hạn. Ngoài lượng khách thuê dồi dào, loại hình cho thuê này có những điểm mạnh như kiểm soát lượng khách ở, giảm việc quá tải, xuống cấp căn hộ. Đây cũng là xu hướng phù hợp với những nhà đầu tư vừa muốn tích lũy vừa muốn sinh lợi từ BĐS.

“Khách thuê mục tiêu là khách du lịch, doanh nhân, chuyên gia nước ngoài, tiếp viên hàng không, phi công tại khu vực quận Tân Bình ngày càng tăng cao. Khu vực này cũng tiếp giáp với với khu công nghiệp Tân Bình, nơi có đông đảo chuyên gia nhiều nơi về làm việc, được công ty cấp ngân sách thuê nhà nên nhu cầu thuê nhà ở chất lượng là luôn có”, anh Trần Hoàng, một nhà đầu tư cho thuê có nhiều năm kinh nghiệm ở khu Tây chia sẻ.

Bên cạnh đó, giá trị BĐS khu vực này còn gia tăng lâu dài nhờ sở hữu những mảng xanh quý hiếm bậc nhất thành phố là công viên Gia Định, công viên Hoàng Văn Thụ. Nơi đây vốn tập trung một cộng đồng dân trí cao, nên môi trường sống hiền hòa, an toàn và an ninh. Cùng với hệ thống giao thông hạ tầng hoàn thiện, mọi nhu cầu của người dân về giáo dục, y tế, mua sắm, vui chơi giải trí… đều được đáp ứng một cách dễ dàng trong tầm tay.

Thu Phương