1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Phía Tây Bắc Hà Nội: Trung tâm tài chính - kinh tế mới của Thủ đô nhờ hạ tầng giao thông

Khu vực phía Tây Bắc Hà Nội được dự báo là tâm điểm mới của thị trường bất động sản từ cuối năm 2016 cho đến thời điểm hiện tại bởi quỹ đất lớn, quy hoạch hạ tầng giao thông phát triển.

Trong khoảng thời gian từ cuối năm 2016 – nay, khu vực Tây Bắc của Thủ đô bùng nổ nhiều dự án bất động sản thuộc các phân khúc khác nhau và được khách hàng đón nhận như: Goldmark City, Westpoint – Nam 32 hay The Phoenix Garden…

Quốc lộ 32 kế nối phía tây Hà Nội với trung tâm thủ đô
Quốc lộ 32 kế nối phía tây Hà Nội với trung tâm thủ đô

Theo các chuyên gia, “cú hích” về hạ tầng giao thông đã làm bất động sản tại khu vực này ngày càng giá trị và thu hút nhiều khách hàng quan tâm. Hiện khu vự này là nơi tập trung hệ thống hạ tầng giao thông tốt với các tuyến đường huyết mạch nối trung tâm Thủ đô như vành đai 4, Tây Thăng Long, Quốc lộ 32…

Theo thiết kế, đường vành đai 4 Hà Nội sẽ gồm 6 làn xe cao tốc và đường gom đô thị. Mặt đường rộng từ 90-135m. Chiều dài toàn tuyến là 136,6 km và sẽ kế nối khu vực Tây Bắc Hà Nội với thủ đô bởi đi qua các huyện: Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông…

Cùng với đó, đường Tây Thăng Long đoạn qua địa phận huyện Đan Phượng và huyện Phúc Thọ là tuyến kết nối khu vực Tây Hồ Tây và phía Bắc cầu Thăng Long với Khu đô thị Sơn Tây.

Ngoài ra, cùng với quốc lộ 32, đường vành đai 3.5, đoạn đi qua Hoài Đức cũng được phê duyệt và sẽ hoàn thành trong năm 2019. Hay tuyến đường sắt trên cao Nhổn – Ga Hà Nội được hoàn thành vào năm 2012.

Khi tất cả những tuyến đường lớn này được lưu thông sẽ kết nối với đại lội Thăng Long và mạng lưới các tuyến vành đai khác, góp phần hoàn thiện hệ thông giao thông khu vực phía Tây Bắc Hà Nội và đưa khu vực này trở thành khu vực lõi của trung tâm Tài chính – Kinh tế mới.

Tuyến đường Tây Thăng Long được đầu tư phát triển để kết nối phía Tây Bắc với trung tâm Hà Nội
Tuyến đường Tây Thăng Long được đầu tư phát triển để kết nối phía Tây Bắc với trung tâm Hà Nội

Thực tế cho thấy, khu vực dân cư gần những trục đường lớn đều phát triển và đặc biệt các sản phẩm bất động sản tại đó sẽ sinh lời bền vững. Và cho đến thời điểm hiện tại một vài vị trí đất trên mặt đường 32 có giá giao dịch lên tới gần 200 triệu đồng/m2.

Hơn nữa, việc di dời nhiều cơ quan hành chính quan trọng như Trung tâm Hội nghị Quốc gia, những bộ ngành và hướng quy hoạch phát triển mở rộng thành phố về phía Tây đã mở ra nhiều cơ hội và cũng là nguồn gốc khiến bất động sản khu vực ven này ngày càng trở nên giá trị.

Chưa hết, thông tin Hoài Đức lên quận vào năm 2020 giống như yếu tố đủ để thị trường bất động sản phía Tây Bắc quanh khu vực Đại Lộ Thăng Long – Lê trọng Tấn hút giới đầu tư săn tìm những dự án tốt. Điều này khiến giá bất động sản ở nhiều khu vực có dự án giao thông đi qua có chiều hướng tăng và dự kiến thanh khoản sẽ tăng trong tương lai gần.