Vì sao nhân viên giỏi dễ “ghét” công ty?
(Dân trí) - Nhiều người cho rằng, những nhân viên giỏi nhất phải là những nhân viên hạnh phúc nhất và gắn bó nhất với công ty. Nhưng nghiên cứu đã cho thấy một sự thật trái ngược.
Tờ Wall Street Journal dẫn kết quả một nghiên cứu mới được công bố cho thấy, tại 42% số công ty được điều tra, những nhân viên có năng lực kém lại là những người cho biết họ gắn bó hơn với công ty, thể hiện qua động lực làm việc cao hơn và hứng thú làm việc trong tổ chức của mình hơn, so với những nhân viên được đánh giá là có năng lực trung bình và giỏi.
Đây là nghiên cứu được thực hiện bởi công ty tư vấn Leadership IQ có trụ sở ở Atlanta, Mỹ. Theo ông Mark Murphy, CEO của Leadership IQ, phát hiện này cho thấy, nhiều công ty đang có trong tay những nhân viên không đáng tin cậy trong công việc.
“Những người năng lực kém thường được giao những công việc dễ nhất vì các sếp không đòi hỏi nhiều ở họ”, ông Murphy nói. Vì lý do này, những nhân viên kém cảm thấy ít áp lực hơn và hài lòng hơn với công việc hàng ngày của họ.
Trong khi đó, những nhân viên, giỏi tận tụy và chăm chỉ thường ở lại cơ quan muộn, giải quyết những lỗi trong công việc của các nhân viên kém để đảm bảo khách hàng cảm thấy hài lòng. Thực tế này dễ làm nảy sinh sự bất bình và chán ghét trong những nhân viên giỏi, và rốt cục có thể đẩy họ đi kiếm việc ở nơi khác.
“Những nhân viên giỏi cảm thấy áp lực và bị đánh giá thấp. Điều đó bắt đầu xói mòn niềm tin của họ vào khả năng giữ chân người tài của công ty”, ông Murphy nhận xét.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà quản lý cần trao đổi thẳng thắn với những nhân viên có năng lực cao và trung bình, giải tỏa những bất mãn có khả năng đẩy họ đi tìm những cơ hội mới. Cũng theo sự tư vấn của ông Murphy, nhà quản lý cũng nên tìm hiểu xem điều gì có thể thúc đẩy những nhân viên này gắn kết với công ty.
Trong cuộc điều tra này, Leadership IQ đã rà soát dữ liệu của 207 công ty có lưu giữ hồ sơ chi tiết về đánh giá năng lực và mức độ gắn bó với công ty của các nhân viên.
Trong số 58% số công ty còn lại được thăm dò, những nhân viên giỏi gắn bó hơn với công ty, hoặc điểm số thể hiện sự gắn bó là cân bằng giữa các nhóm nhân viên giỏi, trung bình và kém.
Ông Murphy cho biết, trong những trường hợp hiếm gặp nhất, nhân viên trung bình là những người gắn bó nhất với công ty. Theo chuyên gia này, nhóm nhân viên “không giỏi mà cũng chẳng kém” thường ít được cấp quản lý quan tâm chú ý.
Leadership IQ cũng đi sâu vào một trường hợp cụ thể là một công ty dịch vụ công nghệ với 1.000 nhân viên. Trong công ty này, nhân viên kém có mức độ gắn bó cao hơn với công ty. Theo kết quả điều tra, trên thang điểm 7, những nhân viên có năng lực kém đạt mức điểm 5,99 đối với lựa chọn “Tôi có động lực làm việc và nỗ lực 100% khi giải quyết công việc”.
Trong khi đó, những nhân viên giỏi chỉ đạt mức điểm 5,36 điểm, còn những nhân viên trung bình có điểm số là 5,32 điểm, thấp nhất trong 3 nhóm nhân viên.
Nghiên cứu của Leadership IQ còn phát hiện ra rằng, so với các nhân viên giỏi và trung bình, những nhân viên kém thiên hơn về xu hướng xem công ty của mình “là một tổ chức tuyệt vời để làm việc cùng”. Và trong nhiều trường hợp, họ thậm chí còn không nhận ra mình có năng lực kém.
Khi được hỏi liệu tất cả nhân viên trong công ty có “đáp ứng được cùng tiêu chuẩn như nhau” hay không, những nhân viên kém đưa ra câu trả lời “có” với tỷ lệ nhiều hơn so với những nhân viên có năng lực cao hơn.
Đây là nghiên cứu được thực hiện bởi công ty tư vấn Leadership IQ có trụ sở ở Atlanta, Mỹ. Theo ông Mark Murphy, CEO của Leadership IQ, phát hiện này cho thấy, nhiều công ty đang có trong tay những nhân viên không đáng tin cậy trong công việc.
“Những người năng lực kém thường được giao những công việc dễ nhất vì các sếp không đòi hỏi nhiều ở họ”, ông Murphy nói. Vì lý do này, những nhân viên kém cảm thấy ít áp lực hơn và hài lòng hơn với công việc hàng ngày của họ.
Trong khi đó, những nhân viên, giỏi tận tụy và chăm chỉ thường ở lại cơ quan muộn, giải quyết những lỗi trong công việc của các nhân viên kém để đảm bảo khách hàng cảm thấy hài lòng. Thực tế này dễ làm nảy sinh sự bất bình và chán ghét trong những nhân viên giỏi, và rốt cục có thể đẩy họ đi kiếm việc ở nơi khác.
“Những nhân viên giỏi cảm thấy áp lực và bị đánh giá thấp. Điều đó bắt đầu xói mòn niềm tin của họ vào khả năng giữ chân người tài của công ty”, ông Murphy nhận xét.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà quản lý cần trao đổi thẳng thắn với những nhân viên có năng lực cao và trung bình, giải tỏa những bất mãn có khả năng đẩy họ đi tìm những cơ hội mới. Cũng theo sự tư vấn của ông Murphy, nhà quản lý cũng nên tìm hiểu xem điều gì có thể thúc đẩy những nhân viên này gắn kết với công ty.
Trong cuộc điều tra này, Leadership IQ đã rà soát dữ liệu của 207 công ty có lưu giữ hồ sơ chi tiết về đánh giá năng lực và mức độ gắn bó với công ty của các nhân viên.
Trong số 58% số công ty còn lại được thăm dò, những nhân viên giỏi gắn bó hơn với công ty, hoặc điểm số thể hiện sự gắn bó là cân bằng giữa các nhóm nhân viên giỏi, trung bình và kém.
Ông Murphy cho biết, trong những trường hợp hiếm gặp nhất, nhân viên trung bình là những người gắn bó nhất với công ty. Theo chuyên gia này, nhóm nhân viên “không giỏi mà cũng chẳng kém” thường ít được cấp quản lý quan tâm chú ý.
Leadership IQ cũng đi sâu vào một trường hợp cụ thể là một công ty dịch vụ công nghệ với 1.000 nhân viên. Trong công ty này, nhân viên kém có mức độ gắn bó cao hơn với công ty. Theo kết quả điều tra, trên thang điểm 7, những nhân viên có năng lực kém đạt mức điểm 5,99 đối với lựa chọn “Tôi có động lực làm việc và nỗ lực 100% khi giải quyết công việc”.
Trong khi đó, những nhân viên giỏi chỉ đạt mức điểm 5,36 điểm, còn những nhân viên trung bình có điểm số là 5,32 điểm, thấp nhất trong 3 nhóm nhân viên.
Nghiên cứu của Leadership IQ còn phát hiện ra rằng, so với các nhân viên giỏi và trung bình, những nhân viên kém thiên hơn về xu hướng xem công ty của mình “là một tổ chức tuyệt vời để làm việc cùng”. Và trong nhiều trường hợp, họ thậm chí còn không nhận ra mình có năng lực kém.
Khi được hỏi liệu tất cả nhân viên trong công ty có “đáp ứng được cùng tiêu chuẩn như nhau” hay không, những nhân viên kém đưa ra câu trả lời “có” với tỷ lệ nhiều hơn so với những nhân viên có năng lực cao hơn.
Phương Anh
Theo Walll Street Journal
Theo Walll Street Journal