“Ưu tiên cơ hội đầu tiên cho lao động Việt Nam”

(Dân trí) - Đây là ý kiến của bà Nguyễn Thị Hải Vân - Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) - sau khi làm việc với Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh chiều 26.8, liên quan tới thông tin tuyển lao động Trung Quốc tại dự án Formusa (Hà Tĩnh).

 Lao động nước ngoài tại dự án Formusa Hà Tĩnh (Ảnh: Báo Lao Động)
 Lao động nước ngoài tại dự án Formusa Hà Tĩnh (Ảnh: Báo Lao Động)

Bà Vân cho biết, việc cấp phép cho lao động, kể cả thời gian ngắn hạn cũng phải được tiến hành đúng và đủ thủ tục.

“Dù chúng ta cho phép nhà thầu xác nhận năng lực trình độ của lao động nhưng việc này phải được giám sát cɨặt chẽ chứ không thể ủy thác hoàn toàn cho nhà thầu. Phải gắn trách nhiệm trực tiếp của chủ đầu tư” - Bà Vân cho biết.

Thừa nhận việc tuyển dụng lao động Việt Nam có thể trở nên khó khăn do yêu cầu biết tiếng Trung của nhà thầu, nɨưng bà Vân cho rằng điều này không có nghĩa là chấp nhận tuyển dụng ồ ạt lao động Trung Quốc.

BàȠNguyễn Thị Hải Vân - Cục trưởng Cục Việc làm
Bà Nguyễn Thị Hải Vân - Cục trưởng Cục Việc làm

Bà Vân nhấn mạnh: “Khi còn cơ hội tuyển dụng 1 lao động Việt Ɏam thì chúng ta vẫn phải ưu tiên triển khai”.

Trao đổi qua điện thoại với PV Dân Trí, ông Phạm Trần Đệ - Phó trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh - cho biết thêm: Hiện số lao động người Trung Quốc đang làm việc Khu kɩnh tế khoảng 1.800 người.

Tính đến ngày 21/8, cả Khu Kinh tế của tỉnh có khoảng 34.000 lao động, trong đó hơn 3.500 lao động nước ngoài đến từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ông Phạm Trần Đệ cho biết, thông tinȠhàng vạn lao động Trung Quốc đang có mặt tại Hà Tĩnh là chưa đúng.

“Để phục vụ tiến độ công trình, các nhà thầu mới dự kiến đề xuất UBND Tỉnh về nhu cầu tuyển lao động, trong đó có khoảng 8.000 lao động nước ngoài”.

ȍ

UBND tỉnh còn phải xem xét và từng bước ban hành chủ trương. Theo ông Đệ, việc tuyển dụng lao động người nước ngoài phục vụ cho Khu kinh tế phải đáp ứng quy định của NĐ 102/2013/NĐ-CP về việc về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam và các quɹ định khác nếu có.

“Khi tiến hành, chúng tôi sẽ yêu cầu nhà thầu đăng thông báo tuyển dụng lao động người Việt Nam, khi hết thời hạn tuyển và chưa đủ người mới tiến hành thủ tục tuyển lao động nước ngoài” - ông Đệ cho biết.

ȼp>

Trường hợp không đủ lao động Việt Nam theo yêu cầu, ông Đệ cho rằng có thể vì 2 lý do: “Để lắp ráp được những lò cao luyện thép đòi hỏi công nghệ kỹ thuật mới, không có nhiều doanh nghiệp Việt Nam thực hiện được.

Bởi Ȋvậy, doanh nghiệp nước ngoài với kỹ thuật phù hợp sẽ đảm nhận, từ đó sẽ có lao động có tay nghề tương ứng.

“Mặt khác, các catlalog và tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chủ yếu bằng tiếng Trung Quốc, chuyên gia điều hành của Trung Quốc, ɮên họ yêu cầu cần người biết tiếng Trung để dễ làm việc. Đây cũng là điều khó đối với lao động Việt Nam”.

Hoàng Mạnh