Trợ cấp thôi việc đối với lao động làm việc tại 2 doanh nghiệp
Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng Tân Định có 3 lao động làm việc từ tháng 6/2005. Đến ngày 31/3/2008, các lao động này chuyển sang Công ty Thương mại vật liệu xây dựng.
Ngày 19/12/2014, Công ty Thương mại vật liệu xây dựng chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với 1 trường hợp và đến ngày 20/4/2015, Công ty chấm dứt HĐLĐ với 2 trường hợp còn lại. Vậy, việc chi trả trợ cấp thôi việc cho 3 lao động được thực hiện như thế nào?
Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:
Trước ngày 1/5/2013, chế độ thôi việc áp dụng quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động năm 1994 và hướng dẫn tại Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP.
Khi chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ 1 năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có. Thời gian làm việc khi có tháng lẻ đối với người lao động làm việc trên 12 tháng được làm tròn như sau:
- Từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng 6 tháng làm việc;
- Từ đủ 6 tháng đến 12 tháng được tính bằng 1 năm làm việc.
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo HĐLĐ, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ.
Hiện nay, theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012, khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động năm 1994, Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng Tân Định có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho 3 lao động trong khoảng thời gian làm việc từ tháng 6/2005 đến ngày 31/3/2008, bằng 2 năm 9 tháng, làm tròn thành 3 năm, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo HĐLĐ, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ tại Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng Tân Định.
Trong tổng thời gian làm việc của 3 người lao động tại Công ty Thương mại vật liệu xây dựng từ ngày 1/4/2008 đến trước khi chấm dứt HĐLĐ có 2 giai đoạn.
Thời gian chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp tính từ ngày 1/4/2008 đến ngày 31/12/2008 là 9 tháng, làm tròn thành 1 năm, căn cứ quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012, Công ty Thương mại vật liệu xây dựng có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc bằng ½ tháng lương cộng với phụ cấp lương (nếu có).
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ tại Công ty Thương mại vật liệu xây dựng.
Thời gian làm việc tiếp theo từ ngày 1/1/2009 đến trước khi chấm dứt HĐLĐ tại Công ty Thương mại vật liệu xây dựng, 3 lao động này đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Khi chấm dứt HĐLĐ, 3 lao động này được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 49, Điều 50 Luật Việc làm.
Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:
Trước ngày 1/5/2013, chế độ thôi việc áp dụng quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động năm 1994 và hướng dẫn tại Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP.
Khi chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ 1 năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có. Thời gian làm việc khi có tháng lẻ đối với người lao động làm việc trên 12 tháng được làm tròn như sau:
- Từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng 6 tháng làm việc;
- Từ đủ 6 tháng đến 12 tháng được tính bằng 1 năm làm việc.
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo HĐLĐ, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ.
Hiện nay, theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012, khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động năm 1994, Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng Tân Định có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho 3 lao động trong khoảng thời gian làm việc từ tháng 6/2005 đến ngày 31/3/2008, bằng 2 năm 9 tháng, làm tròn thành 3 năm, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo HĐLĐ, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ tại Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng Tân Định.
Trong tổng thời gian làm việc của 3 người lao động tại Công ty Thương mại vật liệu xây dựng từ ngày 1/4/2008 đến trước khi chấm dứt HĐLĐ có 2 giai đoạn.
Thời gian chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp tính từ ngày 1/4/2008 đến ngày 31/12/2008 là 9 tháng, làm tròn thành 1 năm, căn cứ quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012, Công ty Thương mại vật liệu xây dựng có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc bằng ½ tháng lương cộng với phụ cấp lương (nếu có).
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ tại Công ty Thương mại vật liệu xây dựng.
Thời gian làm việc tiếp theo từ ngày 1/1/2009 đến trước khi chấm dứt HĐLĐ tại Công ty Thương mại vật liệu xây dựng, 3 lao động này đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Khi chấm dứt HĐLĐ, 3 lao động này được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 49, Điều 50 Luật Việc làm.
Theo Chinhphu.vn