Tính tuổi nghỉ hưu khi ngày sinh trên các giấy tờ khác nhau

Ông Trịnh Huy Thắng (Nam Định) làm việc tại đơn vị quản lý cầu đường hơn 20 năm, vừa qua ông nhận được thông báo sẽ nghỉ hưu vào tháng 8/2017 (60 tuổi). Tuy nhiên, theo giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu thì ngày sinh của ông là 21/12/1957, tức là ông chưa đủ tuổi nghỉ hưu.

Đủ tuổi nghỉ hưu, có được kéo dài hợp đồng... Căn cứ tính lại tuổi nghỉ hưu Bảo lưu thời gian đóng BHXH khi chưa đủ tuổi... Tuổi nghỉ hưu theo Luật BHXH 2014 Tuổi nghỉ hưu theo Luật Công an nhân dân mới

Ông Thắng hỏi, nếu ông nghỉ hưu theo thông báo của cơ quan thì thủ tục BHXH, BHYT có vướng mắc gì không?

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; Công văn số 7066/VPCP-TCCV ngày 25/8/2016 của Văn phòng Chính phủ về việc xác định tuổi của đảng viên:

- Trường hợp người lao động không phải đảng viên: Nếu ngày, tháng, năm sinh ghi trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung ghi trong Giấy khai sinh thì thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

- Trường hợp người lao động là đảng viên: Hồ sơ Lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng là căn cứ, cơ sở để các cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét khi quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; bố trí, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách.

Vì vậy, đề nghị ông liên hệ với đơn vị sử dụng lao động, để kiểm tra, đối chiếu các loại hồ sơ, giấy tờ (theo từng trường hợp nêu trên), sau đó làm thủ tục gửi cơ quan BHXH (nếu phải điều chỉnh sổ BHXH).

Theo Chinhphu.vn