1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Thiệt thòi với hợp đồng lao động miệng

Nhiều người lao động (NLĐ) khi thỏa thuận nhận việc với chủ doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lương, thưởng, phụ cấp… mà bỏ qua việc đề nghị ký kết HĐLĐ. Khi có tranh chấp xảy ra, chính NLĐ phải gánh chịu thiệt thòi.<br><a href='http://dantri.com.vn/viec-lam/tang-luong-2015-van-chua-bo-tri-duoc-nguon-953955.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;Tăng lương 2015: Vẫn chưa bố trí được nguồn</b></a><br><a href='http://dantri.com.vn/viec-lam/lao-dong-tq-o-vung-ang-pho-mac-nha-nuoc-vn-953494.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;Lao động TQ ở Vũng Áng: Phó mặc Nhà nước VN?</b></a><br><a href='http://dantri.com.vn/viec-lam/lao-dong-vn-lam-giup-viec-gia-dinh-se-duoc-mua-bao-hiem-tai-saudi-arabia-953378.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;Lao động VN làm giúp việc gia đình sẽ được mua bảo hiểm tại Saudi Arabia</b></a>

NLĐ và Ban giám đốc Cty Hoàng Vĩnh Kim phải nhờ đến tòa án để giải quyết tranh chấp.
NLĐ và Ban giám đốc Cty Hoàng Vĩnh Kim phải nhờ đến tòa án để giải quyết tranh chấp.

Thất nghiệp như chơi

“Tôi được giới thiệu tới chi nhánh Cty Đ.X thông qua một người quen. Với lời hứa hẹn có một mức lương hấp dẫn, chế độ ưu đãi và vị trí trưởng phòng - vị trí mà ở Cty cũ tôi cố gắng mấy cũng không lên được, tôi đã không ngần ngại mà đồng ý ngay”, chị Bình (Q.3, TPHCM) trình bày.

Chị Bình nhanh chóng viết đơn xin nghỉ việc, làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp rồi đợi. Một tuần rồi một tháng trôi qua, không thấy Cty mới gọi điện lên thử việc. Nóng lòng, chị lên tận Cty hỏi thì được phòng nhân sự cho biết, do có chút rắc rối ngoài TCty ở Hà Nội nên đề nghị chị tiếp tục đợi. “Hết 6 tháng nhận trợ cấp thôi việc, tôi vẫn chưa được Cty gọi lên nhận việc. Từ chỗ có một công việc đáng mơ ước ở Cty cũ, được sếp tin tưởng, đồng nghiệp quý, mức lương khá... giờ tôi bỗng dưng thành người thất nghiệp chỉ vì lời hứa... miệng”, chị Bình nói.

Một trường hợp khác là anh Tuấn - nhân viên tiếp thị tại Cty H.N (quận 1, TPHCM), vì quen là chỗ thân thiết với trưởng phòng nhân sự của Cty nên anh về làm việc tại Cty mà không cần nộp hồ sơ, lý lịch cá nhân. Tin vào lời hứa “thử việc 2 tháng với mức lương 85%, sau đó sẽ được ký HĐLĐ” nên anh Tuấn yên tâm làm việc. Hết thời gian thử việc, anh khấp khởi chờ được ký HĐLĐ nhưng không thấy Cty đề cập gì. Anh thắc mắc thì được giám đốc Cty trả lời, đó chỉ là cách nói của trưởng phòng, chứ Cty không có chủ trương sẽ ký HĐLĐ với nhân viên mới.

Ra tòa vì… thỏa thuận miệng

Cũng vì thỏa thuận làm việc bằng miệng mà 6 NLĐ và Cty TNHH MTV Hoàng Vĩnh Kim (quận 12, TPHCM) phải nhờ đến tòa án để giải quyết. Lấy lý do Cty mới thành lập nên khi tuyển nhân viên, Ban giám đốc Cty Hoàng Vĩnh Kim chỉ có một tờ thỏa thuận làm việc hoặc thỏa thuận miệng với NLĐ. Với mức lương hấp dẫn, NLĐ dễ dàng chấp nhận mà không đòi hỏi việc ký kết HĐLĐ.

Mọi rắc rối xảy ra khi cuối năm 2013, Cty không chi thưởng tết, không tính ngày làm thêm cho 6 nhân viên này với lý do “không có HĐLĐ”. Đến lúc này, NLĐ đề nghị được ký HĐLĐ với mức lương, phụ cấp đúng như thỏa thuận ban đầu thì Cty lại không đồng ý, Cty tìm mọi cách chèn ép, gây khó dễ, đến ngày 6.3.2014, Cty chính thức “cấm cửa” NLĐ, không cho NLĐ đến Cty. Bức xúc với cách hành xử của ban giám đốc, 6 NLĐ đã làm đơn khởi kiện Cty ra Tòa án nhân dân quận 12.

Giữa tháng 9.2014, Tòa án nhân dân quận 12 lần lượt đưa vụ tranh chấp giữa 6 NLĐ và Cty Hoàng Vĩnh Kim ra xử, theo đó, do Cty Hoàng Vĩnh Kim đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật nên phải bồi thường NLĐ 2 tháng tiền lương và chi trả những ngày NLĐ không được làm việc. Đáng nói, trong đó có trường hợp của anh Lê Phay Phay - người vào làm việc tại Cty với thời gian lâu nhất và mức lương cao nhất, nhưng vì không có HĐLĐ nên khi ra tòa phải chịu nhiều thiệt thòi.

“Tôi vào làm việc tại Cty từ ngày 20.2.2013 bằng một thỏa thuận làm việc, ghi rõ mức lương 14 triệu đồng/tháng, phụ cấp 800 ngàn/tháng, không nói gì về việc thử việc. Đến khi tranh chấp xảy ra, ngày 21.2.2014, Cty đưa ra bản dự thảo HĐLĐ và đề nghị tôi ký kết có thời hạn 1 năm (kể từ ngày 20.4.2013 đến 19.4.2014). Nhận thấy HĐLĐ đó có những điều khoản không phù hợp nên tôi không ký, vậy mà Tòa án nhân dân quận 12 lại dựa vào Bản dự thảo HĐLĐ này cho rằng hai bên có dự kiến thỏa thuận HĐLĐ xác định thời hạn 1 năm.

Từ lập luận trên, tòa tuyên buộc Cty bồi thường cho tôi tiền lương những ngày không được làm việc tính đến ngày kết thúc HĐLĐ thời hạn 1 năm (là ngày 19.4.2014)”, anh Phay nói.

"Thực tế, trong thời buổi kinh tế khó khăn, khó tìm việc, nhiều NLĐ cho rằng, được Cty, DN tuyển dụng vào làm việc là điều may mắn. Có thể họ nhận thấy việc Cty không chịu ký HĐLĐ, không đóng BHXH, BHYT, BHTN cho mình là sai nhưng lại không dám nói, không dám yêu cầu, chỉ đến khi tranh chấp xảy ra thì không biết bám vào đâu, phải chịu nhiều thiệt thòi. Ký kết HĐLĐ không chỉ là quyền lợi của NLĐ mà còn là quyền lợi của DN, HĐLĐ là để bảo đảm quyền lợi của hai bên, những điều khoản được cụ thể hóa trong HĐLĐ, khi tranh chấp xảy ra thì cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào HĐLĐ mà xử lý, bên nào vi phạm thì lỗi của bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên kia", luật sư Nguyễn Giang Nam - Đoàn Luật sư TPHCM - cho biết.






Theo Báo Lao Động