Theo chân người thợ làm “Rồng đất” vần niêu

“Bao giờ cho đến tháng mười, bát cơm thì trắng bát rươi thì đầy” là câu ca dao nhắc về món “rươi vần nồi đất”-một món ăn độc đáo nổi tiếng đất Tứ Kỳ (Hải Dương). Nhiều người dân đã sáng tạo bằng cách tạo đầm nước để riêu vào sinh sống, thu hoạch mỗi vụ từ con rươi cho người dân đến hàng chục triệu đồng.

Theo chân người thợ làm “Rồng đất” vần niêu - 1

Rươi là đặc sản quý và hiếm, chỉ sinh sống rải rác ở một số địa phương thuộc các tỉnh đồng bằng châu thổ ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, những nơi có diện tích đất ngập úng, có nước sông lên xuống đều đặn tràn vào đồng. Loài vật này có tên gọi khoa học Nereidae, con Rươi còn được gọi là “Rồng đất” là nguyên liệu chế biến ra nhiều món ăn và cũng là đặc sản nổi tiếng của Tứ Kỳ - Hải Dương…


Để thuận tiện cho việc thu gom rươi, người dân Tứ Kỳ đã tự tạo những đầm ven vùng hạ lưu hệ thống sông Thái Bình để mỗi khi nước lên (chu kỳ 1 tháng 1 lần) rươi sẽ nổi và được gom lại bằng lưới chặn ở cửa đầm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, con rươi cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và nhiều loại muối khoáng quan trọng giúp tăng cường sức khỏe. Ở đất Tứ Kỳ, rươi được bán với giá 300.000-400.000 đồng/kg.

Để thuận tiện cho việc thu gom rươi, người dân Tứ Kỳ đã tự tạo những đầm ven vùng hạ lưu hệ thống sông Thái Bình để mỗi khi nước lên (chu kỳ 1 tháng 1 lần) rươi sẽ nổi và được gom lại bằng lưới chặn ở cửa đầm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, con rươi cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và nhiều loại muối khoáng quan trọng giúp tăng cường sức khỏe. Ở đất Tứ Kỳ, rươi được bán với giá 300.000-400.000 đồng/kg.

Theo chân người thợ làm “Rồng đất” vần niêu - 3

Rươi có thể làm các món như: Chả Rươi, mắm rươi, rươi hấp, nem rươi, rươi kho, rươi xào củ niễng măng tươi hay củ cải, thậm chí có nơi còn làm canh riêu rươi.

Theo chân người thợ làm “Rồng đất” vần niêu - 4

Bà Phạm Thị Nguyệt, một người dân sống tại thôn An Lao , xã An Thanh ( huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) chia sẻ món ăn tốn công đoạn và gia vị nhất kể đến món rươi vần niêu đất nhưng đây cũng là món ăn khá độc đáo hấp dẫn nhiều người. Bộ gia vị để nấu lên món ăn này thường là măng, gừng, vỏ quýt, hành tươi, rau răm, thịt lợn...

Theo chân người thợ làm “Rồng đất” vần niêu - 5

Để nấu món rươi vần niêu đất, người nấu phải ngồi “canh lửa” và điều chỉnh cho phù hợp cho đến khi niêu rươi được bắc ra khỏi bếp.Theo người dân, nếu lửa cháy to quá rươi trong nồi bị trào ra ngoài là coi như hỏng cả 1 niêu rươi vần.

Theo chân người thợ làm “Rồng đất” vần niêu - 6

Khi rươi đã nấu sôi liền được bắc ra khỏi bếp, nồi đất sẽ được đặt vào vòng tròn rơm, sau đó tiếp tục châm cho rơm cháy âm ỉ, cùng lúc đó người nấu sẽ phủ lớp tro bếp lên mặt nồi ủ cho toàn bộ món rươi vần bên trong nồi được chín từ từ.

Theo chân người thợ làm “Rồng đất” vần niêu - 7

Rươi vần niêu đất thịt săn chắc, ăn lại vừa bùi vừa béo. Thời gian gần đây món ăn độc đáo này đã quay trở lại như một đặc sản của đất Tứ Kỳ sau một thời gian bị mai một bởi sự cầu kỳ và đòi hỏi nhiều thời gian trong khâu chế biến.

Theo Báo Lao động