1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Tạo đà tốt để “nhảy việc”

Ngày nay, đối với một bộ phận nhân viên trẻ, "nhảy việc" không còn là chuyện lớn. Bất kể lúc nào, nếu cảm thấy công việc hiện tại không phù hợp hay muốn thay đổi cuộc sống, họ sẵn sàng ra đi, tìm một môi trường mới để "vùng vẫy".

Điều quan trọng nhất là bạn phải biết thực sự cảm giác của bạn về công việc, về sự nghiệp hiện tại. Bạn phải biết cân nhắc liệu bạn muốn thay đổi nghề nghiệp của mình hay bạn chỉ muốn thay đổi công việc. Bạn thực sự ghét công việc đó hay ghét công ty đó?

 

Trước khi quyết định rẽ đường nào, bạn phải biết ưu điểm của mình: Bạn có tài thuyết phục người khác? Bạn khá nhạy bén khi xử lý những con số? Một nhìn nhận chính xác để biết bạn là ai để có thể đặt mình đúng chỗ?

 

Theo kinh nghiệm của nhiều "cao thủ", để "nhảy" xa, bạn phải có "sức bật" tốt, tất cả bắt đầu từ việc bạn biết cách "lấy đà" cho bản thân, bạn phải thận trọng, có suy xét kỹ càng bởi thay đổi công việc đôi khi còn kéo theo thay đổi cả sự nghiệp của bạn.

 

Trước hết bạn phải biết rõ yêu cầu của công việc. Bạn cần phải biết những bằng cấp nào được yêu cầu cho vị trí đang thu hút sự quan tâm của bạn cũng như xem xét liệu bạn đã sẵn sàng đảm nhận nó hay chưa. Chẳng hạn một người nào đó ưa thích công việc nghiên cứu hay dạy học thì sẽ có xu hướng muốn học cao hơn để có học vị cao. Hãy chắc chắn rằng bạn đủ kiên trì để thực hiện những bước tiếp theo.

 

Nghiên cứu cấu trúc công việc. Bạn sẽ không thể chuyển sang một công việc mới nếu bạn không biết gì về lĩnh vực đó. Cách bạn đặt câu hỏi với những người đang làm công việc bạn ưa thích sẽ thể hiện bạn thực sự có quan tâm nó không. Nghiên cứu hệ thống làm việc rất quan trọng, đó là cách để bạn đi sâu vào công việc mình muốn xin vào. Đặc biệt là các từ ngữ mang tính chuyên môn cao, bạn cần phải tìm tòi trong sách vở và các tạp chí để bổ sung thêm những kiến thức phục vụ cho công việc mới.

 

Điều quan trọng nhất khi thay đổi sự nghiệp là tìm được một công việc mà bạn có thể phát huy được năng lực cũng như lòng say mê. 3 câu hỏi quan trọng mà bạn phải luôn đặt ra cho bản thân là: Bạn thích gì? Giá trị con người bạn là gì? Và ưu điểm của bạn ở đâu? Ngoài ra, để tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng, bạn cần phải xác định và nêu bật được kỹ năng tiếp thu mà bạn có được, bạn học hỏi được gì từ những lần làm việc cho các công ty trước...

 

Nếu bạn có thể đánh máy nhanh, viết lách tốt, tổ chức được event... đừng quên viết nó vào bản lý lịch của mình nhé.

 

Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp