1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động:

Tăng trợ giúp, người lao động làm việc thêm hiệu quả

(Dân trí) - “So với phạm vi của Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2012, Dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định bao quát hơn các hoạt động ATVSLĐ. Cụ thể, mở rộng đối tượng điều chỉnh, bổ sung Quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp, thanh tra chuyên ngành và trách nhiệm UBND cấp xã…”

 Người lao động an tâm làm việc khi có thêm những trợ giúp về ATVSLĐ
 Người lao động an tâm làm việc khi có thêm những trợ giúp về ATVSLĐ

Ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH), trao đổi với Phóng viên Báo Dân trí nhân buổi Hội thảo về Dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) sáng 6/11 tại Hà Nội.

<?> Thưa ông, sau 6 lần chỉnh sửa, Dự thảo Luật ANVSLĐ đang thu hút sự quan tâm của dư luận do đối tượng điều chỉnh sẽ được mở rộng tới người lao động không thuộc khu vực có quan hệ lao động. Ông có thể nói rõ hơn điều này?

- Điều 133 của Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2012 đã quy định “Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động”.

Tuy nhiên, đối tượng là người lao động của khu vực không có hợp đồng lao động thì Luật chưa nói rõ việc thực hiện như thế nào.

Trong dự thảo Luật ATVSLĐ đã làm rõ những quy định áp dụng đối với người lao động không có hợp đồng lao động. Ví dụ về các điều khoản liên quan đến người lao động không có hợp đồng lao động: Được nhà cung cấp sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn trong quá trình lao động, sản xuất cung cấp đầy đủ các thông tin, hướng dẫn về ATVSLĐ; được tiếp nhận thông tin, tư vấn, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động...

Đồng thời, người lao động không có hợp đồng lao động cũng phải có trách nhiệm về ATVSLĐ với công việc do mình thực hiện; bảo đảm ATVSLĐ với người lao động có liên quan trong quá trình thực hiện công việc...

Ông
Hà Tất Thắng,

Ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH)

<?> Trong Dự thảo Luật ATVSLĐ có nhắc tới mô hình Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Việc bổ sung Quỹ này vì những lý do gì trong khi chúng ta đã có các Quỹ BHYT, BHXH, thưa ông?

- So với quy định về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Luật bảo hiểm xã hội hiện hành, Dự thảo Luật ATVSLĐ mở rộng thêm đối tượng người lao động không có hợp đồng lao động có thể thể tự nguyện tham gia mô hình Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Việc quy định bổ sung những quy định này xuất phát từ nhiều lý do.

Lý do thứ nhất là thể hiện hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro - một trong những giá trị gia tăng có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội của Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp.

Bên cạnh việc thực hiện chế độ chi giải quyết hậu quả tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn dành ra một khoản kinh phí để thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chia sẻ rủi ro tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đây cũng là chủ trương của Nhà nước đối với công tác phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Luật ATVSLĐ ra đời sẽ giúp bảo vệ người lao động trong khi làm việc hơn.
Luật ATVSLĐ ra đời sẽ giúp bảo vệ người lao động trong khi làm việc hơn.

Lý do thứ hai, Quỹ sẽ thực hiện trách nhiệm với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn, giải thể hoặc phá sản, cần sự chia sẻ rủi ro. Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp sẽ đóng vai trò như “bà đỡ” cho người lao động và doanh nghiệp. Ví dụ: Tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động để thực hiện các chế độ tai nạn lao động; Hỗ trợ một phần chi phí cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Ngoài ra, lý do cuối cùng nhằm hỗ trợ người lao động chuyển đổi nghề nghiệp trong trường hợp sức khỏe yếu sau tai nạn, không đảm nhiệm được công việc cũ. Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động.

<?> Được biết công tác thanh tra ATVSLĐ sẽ được coi là một trong những điểm quan trọng của Dự thảo Luật, thưa ông?

- Dự thảo Luật quy định:Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động là thanh tra chuyên ngành, thuộc cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về lao động cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện.

So với quy định tại Bộ luật lao động sửa đổi năm 2012 và Luật thanh tra, Dự thảo Luật quy định thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động được quy định mở rộng đến cấp huyện. Điều này phù hợp với yêu cầu quản lý Nhà nước khi mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng đối với người lao động không có hợp đồng lao động.

- Xin cảm ơn ông

Hoàng Mạnh thực hiện

Tăng cường trách nhiệm về công tác ATVSLĐ của UBND cấp xã phường, thị trấn và cấp huyện:

Đây là một điểm mới trong Dự thảo Luật ATVSLĐ. Theo đó, UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi địa phương.

Trong công tác quản lý Nhà nước về khai báo, thống kê, báo cáo về tai nạn lao động, UBND cấp xã, phường, thị trấn và cấp huyện có những trách nhiệm cụ thể:

UBND cấp xã nơi xảy ra tai nạn làm chết người lao động không có hợp đồng lao động phải báo ngay với UBND cấp huyện và cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh.

Định kỳ 6 tháng, UBND cấp xã tổ chức thống kê và báo cáo UBND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉNh các vụ tai nạn lao động quy định...