Phục hồi chức năng người khuyết tật cần gắn với việc làm
“Mô hình phục hồi chức năng có vai trò quan trọng đối với người khuyết tật (NKT). Đặc biệt, phục hồi chức năng lao động sẽ mở ra hướng với tiếp cận việc làm, qua đó NKT có cơ hội tiếp cận bền vững và hòa nhập bền vững trong cộng đồng”.
Ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), phát biểu tại Hội nghị tập huấn “Quản lý trường hợp, kỹ năng tư vấn, tham vấn, trợ giúp và phục hồi chức năng nghề nghiệp cho NKT”. Chương trình do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở LĐ-TB&XH Hà Nội) tổ chức hôm 9/12 tại Hà Nội.
Theo đại diện Cục Bảo trợ xã hội, trong số hơn 7 triệu người khuyết tật tại VN, khoảng 30 % có nhu cầu tìm việc làm và học nghề. Tuy nhiên, NKT còn vướng phải nhiều khó khăn trong tìm việc làm, tiếp cận giao thông và sự hỗ trợ của doanh nghiệp.
“Bên cạnh các nguyên nhân về chính sách, sự vào cuộc của tổ chức và doanh nghiệp, NKT còn gặp phải chính trở ngại bởi thiếu sự can thiệt và hỗ trợ phục hồi chức năng. Bởi vậy, nếu chúng ta tăng cường công tác hỗ trợ phục hồi chức năng cho NKT. Tôi tin khả năng tiếp cận với cộng đồng, tiếp cận việc làm của NKT sẽ tăng lên”- ông Nguyễn Văn Hồi nói.
Trong 3 ngày, từ 9-12/12, Hội nghị sẽ tập trung khái quát hệ thống văn bản pháp luật về NKT, chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm của Nhà nước, chia sẻ mô hình trợ giúp NKT trong tiếp cận cộng đồng, vai trò của ngành công tác xã hội với các cá nhân có nhu cầu đặc biệt, kỹ năng quản lý trường hợp với NKT…
Đồng quan điểm với đại diện Cục Bảo trợ, ông Nguyễn Văn Bất, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, toàn thành phố có gần 100.000 NKT. Tuy nhiên, Hội NKT Hà Nội mới chỉ có gần 10.000 thành viên. Hà Nội có trên 20.000 NKT có khả năng lao động. Nhưng chỉ có khoảng 8.000 NKT có việc làm.
Nhu cầu phục hồi chức năng gắn với việc làm của NKT rất cao. “Chính vì vậy, tăng cường công tác phục hồi chức năng lao động, tư vấn tâm lý, kỹ năng cho NKT là cách giúp tạo thêm cơ hội việc làm, thu nhập cho NKT” - ông Nguyễn Văn Bất nói.
Theo ông Nguyễn Toàn Phong, GĐ Trung tâm DVVL Hà Nội, giá trị của việc phục hồi chức năng lao động với tạo việc làm rất quan trọng.
Thực tế này đã được chứng mình ở Dự án “Mô hình phục hồi chức năng lao động cho NKT tại Hà Nội giai đoạn 2012-2014” do Trung tâm DVVL Hà Nội triển khai, nhằm xây dựng được quy trình từ phục hồi thể chất tới tiếp cận và giới thiệu việc làm cho NKT tại các doanh nghiệp.
“Mô hình đã thu hút 39 doanh nghiệp, 11 trường nghề và 5 trung tâm phục hồi chức năng tham gia. Hàng ngàn NKT được thụ hưởng giá trị lâu dài của dự án” - ông Nguyễn Toàn Phong nói.
Với thế mạnh là đơn vị chuyên môn về dịch vụ việc làm công, TT DVVL Hà Nội thường xuyên có các Phiên GDVL cho NKT. Từ năm 2014 tới nay, mỗi tổ chức 4 Phiên GDVL lồng ghép cho NKT. TT DVVL còn mở các lớp dạy nghề nấu ăn cho NKT tại các huyện Mê Linh, Thanh Trì…
“Trên cơ sở thực tế triển khai, chúng tôi thấu hiểu giá trị của công tác phục hồi chức năng lao động của NKT, gắn với tiếp cận việc làm. Thông qua Hội nghị tập huấn trên, TT DVVL Hà Nội sẽ truyền đạt kiến thức thực tế trong công tác phục hồi chức năng lao động, kỹ năng tham vấn, giới thiệu việc làm cho NKT tới hơn 70 cán bộ thuôc 30 Hội NKT của Hà Nội” - ông Nguyễn Toàn Phong cho biết.
Hoàng Mạnh
Tin liên quan:
Thái Nguyên: Khởi động dự án “Thúc đẩy sự hòa nhập của người khuyết tật tại Việt Nam.”
Đầu tháng 12, tại Thái Nguyên, UBND tỉnh Thái Nguyên, Tổ chức Ban Hành động vì sự phát triển hòa nhập, Đại sứ quán Phần Lan tại VN tổ chức dự án “Thúc đẩy sự hòa nhập của người khuyết tật tại Việt Nam.”
Dự án được triển khai từ tháng 9/2015 đến tháng 11/2017 tại hai xã Tân Cương và Thịnh Đức (thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên). Nguồn kinh phí của Dự án do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ nguồn kinh phí. Trong thời gian hoạt động, Dự án sẽ tổ chức các khóa đào tạo xây dựng năng lực cho gần 200 người khuyết tật nòng cốt và 40 cán bộ chủ chốt của chính quyền địa phương về chủ trương, chính sách cũng như các nội dung cụ thể nhằm giúp người khuyết tật, góp phần hướng đến một xã hội hòa nhập xã hội.
Bên cạnh đó, Dự án còn tổ chức nhiều hoạt động thiết thực đối với người khuyết tật như tổ chức các chuyến tham vấn, vận động dành cho tập huấn viên để ứng dụng các kỹ năng, kiến thức đã được tập huấn vào công việc, cuộc sống; tổ chức các diễn đàn, hội thảo, sự kiện để các học viên có cơ hội nói lên những vấn đề của người khuyết tật; tổ chức triển lãm truyền thông nâng cao nhận thức về vấn đề hòa nhập của người khuyết tật…Theo đại diện Đại sứ quán Phần Lan, Dự án sẽ tập trung vào việc nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho người khuyết tật, đặc biệt là phụ nữ khuyết tật nhằm vươn tới cơ hội được tiếp cận về giáo dục, việc làm và thu nhập ổn định. N.Q
Hội NKT Chương Mỹ (Hà Nội): Ra mắt chi hội NKT đầu tiên
Cuối tháng 7, Hội NKT huyện Chương Mỹ (Hội NKT Hà Nội) đã tổ chức lễ ra mắt chi hội NKT xã Quảng Bị. Đây là chi hội đầu tiền của Huyện Chương Mỹ với 70 thành viên được thành lập.
Tại buổi lễ, Ban chấp hành gồm 3 cán bộ đã được thành lập. Chức vụ Chi hội được bầu là ông Trịnh Đình Tính. Chi hội được hình thành chính thức sẽ góp phần tạo điều kiện để NKT tham gia vào hòa nhập cộng đồng và tìm kiếm việc làm.
Theo Hội NKT Quảng Bị, toàn xã có 375 NKT, chiếm 3,22 % dân số trong xã. Sau một thời gian tuyên truyền vận động, hơn 60 NKT trong xã đã tham gia vào Chi hội. Trong hoặc động bước đầu, Chi hội kết hợp với Hội NKT huyện Chương Mỹ tổ chức cho 10 hội viên vay tổng số vốn hơn 200 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Chi hội còn phối hợp với Trung tâm dạy nghề tư thục May tre đan Phú Vinh dạy nghề may tre đan cho gần 60 hội viên. V.Đ