Nói nhiều sẽ phá hỏng cuộc phỏng vấn

(Dân trí) - Một trong những điều cấm kị trong buổi phỏng vấn xin việc đó là nói nhiều. Nhà tuyển dụng không muốn nghe những câu chuyện dài dòng vô vị, nhạt nhẽo của bạn.

Tuy nhiên có thể là do thông tin tuyển dụng của công ty còn mập mờ nên bạn phải liên tục đưa ra những câu hỏi nhưng nhà tuyển dụng lại hiểu sai ý của bạn. Từ đó họ sẽ đánh giá thấp và không tuyển bạn. Vậy bạn cần làm gì? Đừng quá thất vọng. Dưới đây là 4 cách để buổi phỏng vấn của bạn được “thuận buồm xuôi gió”:

 

1. Chuẩn bị trước những câu ngắn nói về sự phù hợp của bạn với công việc:

 

Khi nhà tuyển dụng yêu cầu “Hãy cho tôi biết về bạn”. Bạn nên kể về những câu chuyện có liên quan đến công việc. Rich Gee, trưởng phòng quản lí ở Stamford cho rằng: “Những câu chuyện đó phải thật hấp dẫn và mỗi câu chuyện không quá 2 phút”. Gee là người đã giúp cho Ward Smith, một nhà hướng dẫn chơi golf nói nhiều trở thành nhân viên marketing cho tập đoàn Black & Decker. Smith sớm nhận ra rằng mình nên nói “Cái mà Black & Decker đang tìm kiếm” thay vì “Cái mà tôi đang làm”.

 

Trong suốt cuộc phỏng vấn, Smith đã dùng nhiều từ ngữ về marketing để miêu tả ngắn gọn phương pháp dạy học của mình, giải thích làm sao mà anh có thể xác định được vấn đề của từng học viên, khuyến khích họ giải quyết vấn đề ra sao. Và giờ đây anh ấy là điều phối viên marketing cho Black & Decker ở Atlanta.

 

2. Hãy đảm bảo rằng mình hiểu câu hỏi. Thỉnh thoảng nên dừng lại để kiểm tra

 

Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu nói về quá trình làm việc của bạn, tuy nhiên bạn có thể hỏi lại: “Anh muốn tôi bắt đầu từ vị trí hiện tại hay lúc khởi đầu?” Peter D.Crist, chủ tịch hội Crist Associates ở Hinsdale cho rằng: “Điều đó chứng tỏ ứng viên đã chuẩn bị chi tiết cho từng câu hỏi”.

 

Dừng lại sau mỗi đoạn giúp bạn khái quát lại những ý trước và tìm sự liên kết với ý sau. Trước khi kết thúc phần nói, bạn có thể hỏi lại: “Thế đã đủ cho câu hỏi của anh chưa? Anh có cần thêm ví dụ không?”.

 

3. Quan sát biểu hiện của người phỏng vấn để biết câu trả lời của bạn có quá chán không

 

Nhà phỏng vấn ngừng ghi chép, xem đồng hồ, liếc nhìn máy tính sau 15 phút bạn thao thao bất tuyệt về những chuyện không đâu. Khi đó bạn cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ như có những câu chuyện, hành động hấp dẫn, gây sự chú ý hơn.

 

Một chuyên gia chia sẻ: “Tôi đã rất tức giận và đập bút. Cuối cùng tôi loại cô ta bởi cô ấy có quá nhiều yêu cầu, đề nghị”.

  

4. Thu thập những ý kiến phản hồi sau cuộc phỏng vấn

 

Nhà tuyển dụng đã nhận xét về một ứng viên: “Bạn đã kể rất nhiều chuyện nhưng chúng không liên quan đến vấn đề ở đây. Hãy tận dụng từng phút để thể hiện bản thân”.

 

Thế đấy, dù không trúng tuyển nhưng bạn cũng nên lắng nghe những ý kiến như vậy. Chúng sẽ cho bạn những kinh nghiệm ở cuộc phỏng vấn lần sau.

 

Vũ Vũ

Theo Collegejournal