Những cái thiệt của phụ nữ nội trợ
Phụ nữ ở nhà nội trợ là chuyện thường tình, nhưng các chị có nghĩ rằng mình đang tự đưa mình vào một cuộc sống không bình thường, một cuộc sống tẻ ngắt không? Và các chị có dám thay đổi chính mình...
Vì sao họ không đi làm?
“Dường như những người phụ nữ này lại đi ngược với thời đại. Trong khi ở ngoài kia, những người phụ nữ khác đang tất bật với công việc, nhà cửa và con cái thì dường như những người phụ nữ không đi làm lại sống một cuộc sống lẳng lặng hơn, trầm lắng hơn và ít lo toan hơn…”.
Vừa mới đọc xong một đoạn của bài báo trên cho một chị bạn tôi nghe, chị ấy liền giẫy nẩy. Ít lo toan hơn là thế nào, chị đồng ý về khoản cuộc sống có thể trầm hơn, nhưng ít lo toan hơn thì không phải, thật đấy. Em xem nhá, con cái sáng sớm ra đã phải lo cho chúng dậy, ăn sáng, đưa chúng đi học. Nhà nào có một đứa còn đỡ chứ như nhà chị, 2 đứa học cách xa nhau cả 7 km nên cứ đưa một đứa đi rồi thì lại phải lo nhanh nhanh đưa đứa nữa đi, đường thông hè thoáng còn đỡ chứ hôm nào tắc đường thì khổ sở lắm... Đưa chúng đi rồi, chiều lại lo đón chúng về, mà từ ngày con đi học, chị chưa bao giờ được thảnh thơi cả. Rồi còn công việc nhà, cái nhà 4 tầng một mình chị dọn, không dám thuê ô sin vì cũng tốn, mà mình lại ở nhà, không đi làm thì thuê ô sin có phải là ê cái mặt ra không, người đời lại bảo mình lười không chịu làm việc nhà…
Uống ngụm nước chị lại tiếp tục câu chuyện.
Đấy như con bạn chị, cũng muốn đi làm lắm nhưng mà nó yếu quá, sinh con xong là ở hẳn nhà, không đi làm được. Chồng nó cũng không bắt nó đi làm. Còn có đứa thì chồng không cho đi, bảo là sinh con ra đó rồi mà không chăm bẵm lại bỏ đi làm. Gớm, chị chả biết thừa ấy, chồng nó ghen lắm, sợ nó đi làm lại cặp bồ cặp bịch nên mới thế ấy mà. Ấy thế mà lại có đứa không đi làm, tình nguyện ở nhà để phục vụ chồng con đấy em ạ, quả thật là chồng làm ra tiền nên mình cũng không phải lo lắng lắm đến chi tiêu nên đi làm cũng chẳng thấm tháp vào đâu. Chị nghĩ nên ở nhà để chăm lo cho chồng con được tốt hơn.
Nói chung những người phụ nữ không đi làm thường là những người không phải bận tâm đến chuyện tiền nong và họ có khá nhiều lí do để từ chối một công việc với mức lương nhàng nhàng, nhưng lí do thường được đưa ra đó là vì gia đình, vì chồng và vì con…
Những mặt trái chị em chưa biết
Đã đành là với mục đích gì đi nữa thì người phụ nữ quyết định không đi làm cũng là cái lí riêng mà người ngoài nhìn vào có thể không hiểu nổi. Nhưng các chị em trong cuộc nếu cứ bảo vệ cái lý riêng của mình, rằng ở nhà để cho chồng con được chăm sóc tốt hơn, vậy có đúng hay không? Chúng ta thử làm một phép so sánh nhé.
Người phụ nữ đi làm, chắc chắn có nhiều mối quan hệ hơn với người phụ nữ ở nhà nội trợ. Với những mối quan hệ của mình, những người phụ nữ làm việc (có một công việc) chắc chắn sẽ sống một cuộc sống sôi nổi, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Mặt khác những tri thức mà phụ nữ cần trang bị cho cuộc sống thì những người phụ nữ đi làm cũng sẽ được tiếp xúc nhanh và nhiều hơn với phụ nữ suốt ngày chỉ ở nhà, đặc biệt với những chị ít tiếp xúc với báo chí, thông tin đại chúng và internet.
Các chuyên gia Anh đã theo dõi 1.200 phụ nữ tuổi từ 15 đến 54 trong vòng nhiều năm. Khoảng 23% những người đảm đương nhiều vai trò khác nhau bị béo phì, so với 38% những phụ nữ chỉ quanh quẩn ở nhà. Các nhà nghiên cứu cho rằng kết quả cho thấy sức ép ngắn hạn của việc đảm đương nhiều công việc được đánh đổi bởi lợi ích sức khoẻ lâu dài.
Họ sử dụng dữ liệu của những phụ nữ tham gia vào cuộc nghiên cứu sức khoẻ và phát triển quốc gia, trong đó theo dõi sức khoẻ dài hạn của đàn ông và phụ nữ Anh sinh năm 1946. Sức khoẻ của mỗi người được đánh giá bằng một bản câu hỏi về công việc, tình trạng hôn nhân, con cái. Cân nặng và chiều cao cũng được lấy theo định kỳ.
Cuộc phân tích dữ liệu cho thấy ở độ tuổi 54, những phụ nữ vừa làm vợ, làm mẹ và đi làm ít bị vấn đề về sức khoẻ hơn hẳn những ai không hoàn thành cả 3 nhiệm vụ trên.
Những ai làm nội trợ hầu hết quãng đời của mình, không có công việc làm thêm, sẽ có sức khoẻ tồi tệ nhất, tiếp đến là những bà mẹ độc thân và phụ nữ không con.
38% những bà nội trợ lâu năm bị béo phì so với 23% những bà mẹ đi làm có mối quan hệ ổn định. Sự tăng cân cũng diễn ra nhanh hơn những phụ nữ ở nhà. Lý do là bởi những bà nội trợ ít luyện tập hơn và ăn nhiều hơn
Các nhà nghiên cứu nhận định kết quả cho thấy sức khoẻ tốt là kết quả, chứ không phải nguyên nhân của việc đảm đương nhiều vai trò trong cuộc sống của người phụ nữ.
Thực ra, có một luồng dư luận cho rằng: người phụ nữ chuyên tâm nội trợ cũng có nghĩa là người phụ nữ thất nghiệp. Người ta nhận định: một khi không có ý thức độc lập về kinh tế, về tâm lý thì muốn độc lập về nhân cách cũng sẽ khó khăn. Một luồng dư luận ngược lại khẳng định: người phụ nữ chuyên tâm nội trợ chính là trí tuệ của cuộc sống. Chỉ trong bốn bức tường hạn hẹp mà người phụ nữ kiến thiết nên lâu đài hạnh phúc vẹn toàn, ấy là người phụ nữ thành đạt.
“Dường như những người phụ nữ này lại đi ngược với thời đại. Trong khi ở ngoài kia, những người phụ nữ khác đang tất bật với công việc, nhà cửa và con cái thì dường như những người phụ nữ không đi làm lại sống một cuộc sống lẳng lặng hơn, trầm lắng hơn và ít lo toan hơn…”.
Vừa mới đọc xong một đoạn của bài báo trên cho một chị bạn tôi nghe, chị ấy liền giẫy nẩy. Ít lo toan hơn là thế nào, chị đồng ý về khoản cuộc sống có thể trầm hơn, nhưng ít lo toan hơn thì không phải, thật đấy. Em xem nhá, con cái sáng sớm ra đã phải lo cho chúng dậy, ăn sáng, đưa chúng đi học. Nhà nào có một đứa còn đỡ chứ như nhà chị, 2 đứa học cách xa nhau cả 7 km nên cứ đưa một đứa đi rồi thì lại phải lo nhanh nhanh đưa đứa nữa đi, đường thông hè thoáng còn đỡ chứ hôm nào tắc đường thì khổ sở lắm... Đưa chúng đi rồi, chiều lại lo đón chúng về, mà từ ngày con đi học, chị chưa bao giờ được thảnh thơi cả. Rồi còn công việc nhà, cái nhà 4 tầng một mình chị dọn, không dám thuê ô sin vì cũng tốn, mà mình lại ở nhà, không đi làm thì thuê ô sin có phải là ê cái mặt ra không, người đời lại bảo mình lười không chịu làm việc nhà…
Uống ngụm nước chị lại tiếp tục câu chuyện.
Đấy như con bạn chị, cũng muốn đi làm lắm nhưng mà nó yếu quá, sinh con xong là ở hẳn nhà, không đi làm được. Chồng nó cũng không bắt nó đi làm. Còn có đứa thì chồng không cho đi, bảo là sinh con ra đó rồi mà không chăm bẵm lại bỏ đi làm. Gớm, chị chả biết thừa ấy, chồng nó ghen lắm, sợ nó đi làm lại cặp bồ cặp bịch nên mới thế ấy mà. Ấy thế mà lại có đứa không đi làm, tình nguyện ở nhà để phục vụ chồng con đấy em ạ, quả thật là chồng làm ra tiền nên mình cũng không phải lo lắng lắm đến chi tiêu nên đi làm cũng chẳng thấm tháp vào đâu. Chị nghĩ nên ở nhà để chăm lo cho chồng con được tốt hơn.
Nói chung những người phụ nữ không đi làm thường là những người không phải bận tâm đến chuyện tiền nong và họ có khá nhiều lí do để từ chối một công việc với mức lương nhàng nhàng, nhưng lí do thường được đưa ra đó là vì gia đình, vì chồng và vì con…
Những mặt trái chị em chưa biết
Đã đành là với mục đích gì đi nữa thì người phụ nữ quyết định không đi làm cũng là cái lí riêng mà người ngoài nhìn vào có thể không hiểu nổi. Nhưng các chị em trong cuộc nếu cứ bảo vệ cái lý riêng của mình, rằng ở nhà để cho chồng con được chăm sóc tốt hơn, vậy có đúng hay không? Chúng ta thử làm một phép so sánh nhé.
Người phụ nữ đi làm, chắc chắn có nhiều mối quan hệ hơn với người phụ nữ ở nhà nội trợ. Với những mối quan hệ của mình, những người phụ nữ làm việc (có một công việc) chắc chắn sẽ sống một cuộc sống sôi nổi, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Mặt khác những tri thức mà phụ nữ cần trang bị cho cuộc sống thì những người phụ nữ đi làm cũng sẽ được tiếp xúc nhanh và nhiều hơn với phụ nữ suốt ngày chỉ ở nhà, đặc biệt với những chị ít tiếp xúc với báo chí, thông tin đại chúng và internet.
Các chuyên gia Anh đã theo dõi 1.200 phụ nữ tuổi từ 15 đến 54 trong vòng nhiều năm. Khoảng 23% những người đảm đương nhiều vai trò khác nhau bị béo phì, so với 38% những phụ nữ chỉ quanh quẩn ở nhà. Các nhà nghiên cứu cho rằng kết quả cho thấy sức ép ngắn hạn của việc đảm đương nhiều công việc được đánh đổi bởi lợi ích sức khoẻ lâu dài.
Họ sử dụng dữ liệu của những phụ nữ tham gia vào cuộc nghiên cứu sức khoẻ và phát triển quốc gia, trong đó theo dõi sức khoẻ dài hạn của đàn ông và phụ nữ Anh sinh năm 1946. Sức khoẻ của mỗi người được đánh giá bằng một bản câu hỏi về công việc, tình trạng hôn nhân, con cái. Cân nặng và chiều cao cũng được lấy theo định kỳ.
Cuộc phân tích dữ liệu cho thấy ở độ tuổi 54, những phụ nữ vừa làm vợ, làm mẹ và đi làm ít bị vấn đề về sức khoẻ hơn hẳn những ai không hoàn thành cả 3 nhiệm vụ trên.
Những ai làm nội trợ hầu hết quãng đời của mình, không có công việc làm thêm, sẽ có sức khoẻ tồi tệ nhất, tiếp đến là những bà mẹ độc thân và phụ nữ không con.
38% những bà nội trợ lâu năm bị béo phì so với 23% những bà mẹ đi làm có mối quan hệ ổn định. Sự tăng cân cũng diễn ra nhanh hơn những phụ nữ ở nhà. Lý do là bởi những bà nội trợ ít luyện tập hơn và ăn nhiều hơn
Các nhà nghiên cứu nhận định kết quả cho thấy sức khoẻ tốt là kết quả, chứ không phải nguyên nhân của việc đảm đương nhiều vai trò trong cuộc sống của người phụ nữ.
Thực ra, có một luồng dư luận cho rằng: người phụ nữ chuyên tâm nội trợ cũng có nghĩa là người phụ nữ thất nghiệp. Người ta nhận định: một khi không có ý thức độc lập về kinh tế, về tâm lý thì muốn độc lập về nhân cách cũng sẽ khó khăn. Một luồng dư luận ngược lại khẳng định: người phụ nữ chuyên tâm nội trợ chính là trí tuệ của cuộc sống. Chỉ trong bốn bức tường hạn hẹp mà người phụ nữ kiến thiết nên lâu đài hạnh phúc vẹn toàn, ấy là người phụ nữ thành đạt.
Theo Eva.vn