“Mẹo” chọn đối tác trong kinh doanh

(Dân trí) - Chọn đối tác kinh doanh “tốt” là việc vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp, bởi nó quyết định 50% tỷ lệ thành công. Vì vậy, làm thế nào để tìm kiếm được bạn làm ăn thực sự và làm sao để đẩy mạnh mối quan hệ này?

“Mẹo” chọn đối tác trong kinh doanh - 1

Ảnh minh họa

Khi bắt đầu khánh thành một doanh nghiệp mới, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm rất lớn về nhiều mặt từ cơ sở vật chất, tài chính đến nhân viên, kỹ thuật. Điều này đòi hỏi một đối tác kinh doanh tốt để cùng bạn chia sẻ những khó khăn cũng như khuyến khích công việc kinh doanh của bạn phát triển. Tuy nhiên, trước khi bạn quyết định đâu là đối tác kinh doanh thực sự cho doanh nghiệp, hãy lắng nghe những lời khuyên sau:

1: Kiểm tra bối cảnh

Hãy kiểm tra kỹ lưỡng các đối tác tiềm năng về mức độ cá nhân và chuyên nghiệp, nó sẽ cho bạn một ý tưởng tốt về việc có nên hay không bắt tay với họ để cùng xây dựng doanh nghiệp.

2: Ổn định tài chính cá nhân

Sự ổn định tài chính cá nhân sẽ đảm bảo rằng các đối tác kinh doanh của bạn có đầy đủ năng lực để chia sẻ khó khăn cũng như khuyến khích doanh nghiệp của bạn phát triển.  Nếu đối tác nhấn mạnh rằng họ có thể cung cấp cho doanh nghiệp của bạn 100% thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã chọn lựa được đối tác tri kỷ đầu tiên.

3: Tầm nhìn và mục tiêu

Mục tiêu là các tiêu chí đặt ra cho doanh nghiệp của bạn cùng đối tác cùng hướng tới trong một khoảng thời gian nhất định. Hãy nghiên cứu những tiêu chí mà đối tác đề ra cùng định hướng của họ trong tương lai để xem liệu đối tác đó có tầm nhìn sâu rộng hay không? và các kế hoạch họ đề ra liệu có khả thi hay không?

4: Khả năng tương thích

Sự tương thích được thể hiện trong ý tưởng, lý tưởng và quan điểm kinh doanh. Bạn có thể chọn một đối tác không cùng chuyên môn nhưng đừng bao giờ chọn một đối tác không cùng quan điểm cũng như lý tưởng kinh doanh. Phong cách lãnh đạo và phương pháp kinh doanh của hai bên cần có sự tương thích để bổ trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Như vậy, quan hệ giữa đôi bên mới có thể đảm bảo trong bình yên.

5: Khả năng bổ sung và đóng góp

Khi bắt đầu vận hành một doanh nghiệp, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thiếu xót những kỹ năng cần thiết là điều khó tránh khỏi. Đó có thể là vấn đề về tài chính, nhân sự hoặc cơ sở vật chất. Vì vậy, hãy chọn lựa đối tác kinh doanh phù hợp – nơi có thể giúp doanh nghiệp của bạn vượt qua khó khăn bằng những khoản bổ sung tài chính kịp thời cũng như đóng góp vào công cuộc cải tạo cơ sở hạ tầng và phát triển mạng lưới kinh doanh mới (nếu cần).

6: Đạo đức và liêm chính

Đó là những tiêu chí nhân cách đối với người chủ đối tác mà doanh nghiệp của bạn muốn bắt tay hợp tác. Một nhà lãnh đạo có tài mà có đức sẽ không chỉ mang lại thành công cho doanh nghiệp của họ mà còn mang đến may mắn cho doanh nghiệp của bạn. Đạo đức trong kinh doanh cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tìm kiếm đối tác tri kỷ. Khi chủ đối tác của bạn là một người có đạo đức, bạn sẽ không chỉ tin tưởng mà còn tôn trọng họ. Sự tin tưởng, tôn trọng, bình đẳng và công bằng là những tiêu chí hàng đầu trong hợp tác kinh doanh.

                                                                                                              Thảo My
Theo Buzzle