1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Lương cứng 35 triệu đồng, quyết bỏ việc đi học ngành sư phạm mầm non

Hoài Nam

(Dân trí) - Đang là phó phòng truyền thông cho một tập đoàn sản xuất, lương cứng 35 triệu đồng, Linh đột ngột bỏ việc để đi học sư phạm mầm non. Nhiều người xung quanh cô thốt lên: "Chập mạch vừa thôi!".

Tốt nghiệp ngành Quan hệ Công chúng tại một trường ĐH tư thục tại TPHCM, thêm lợi thế về hình thức, giao tiếp và lợi thế ngoại ngữ, Lê Ngọc Linh (31 tuổi) tiến khá nhanh trong công việc ở lĩnh vực truyền thông.

Mới đi làm vài năm, Linh đã được nhiều nơi "dòm ngó". Gần 2 năm nay, cô về làm Phó phòng truyền thông cho một đoàn sản xuất nước giải khát. 

Lương cứng 35 triệu đồng, quyết bỏ việc đi học ngành sư phạm mầm non - 1

Nhiều người có thu nhập cao, thành công nhưng không thật sự hạnh phúc với công việc (Ảnh minh họa)

Lương cứng của Linh 35 triệu đồng sau thuế nhưng hiếm khi cô tiêu đến tiền lương. Bởi Linh được chi trả theo sự kiện, dự án, hoa hồng... nhiều khi cao hơn cả lương. Có những tháng, thu nhập của cô lên đến gần trăm triệu. 

Nhưng gần đây, Linh đang lên kế hoạch sẽ nghỉ việc, đi học lại ngành Sư phạm mầm non. Cô dự định sẽ thi vào ngành Mầm non của một trường Cao đẳng hay Đại học. Phần lớn mọi người đều phản đối việc này, nhiều người chửi Linh là "điên vừa thôi". 

Linh kể, từ bé, mình đã có ước mơ được làm cô giáo mầm non. Đến phổ thông, Linh vẫn ấm ủ thi vào Sư phạm nhưng khi đó, bị bố mẹ phản đối kịch liệt. 

Mẹ cô liên tục hù dọa, kể về áp lực, thu nhập thấp, ít được xem trọng... của cô giáo mầm non. Chưa kể, bà đòi chết đòi sống, oán trách con gái bất hiếu nếu cô đi theo ngành này. Cô gái 18 tuổi lúc đó  đã không đủ bản lĩnh để giữ lập trường của mình. 

Làm truyền thông thu nhập ổn, được đánh giá cao, làm việc hết mình nhưng Linh thừa nhận, trong đáy lòng cô vẫn không thật sự hạnh phúc với nghề. Cô không ghét công việc này nhưng vấn đề là cô yêu thích nghề cô giáo mầm non một cách cháy bỏng.

Lòng chưa lúc nào hết xáo trộn, Linh thấy mình đang trong cảnh "ngoại tình tư tưởng", ngày càng có các dấu hiệu mệt mỏi, ức chế. 

Linh hay đi các chương trình từ thiện tại các trường học để được giao tiếp với trẻ nhỏ. Ở chung cư, cô thường rủ bạn nhỏ qua nhà dạy học, chơi đùa với chúng. 

Nhiều hôm trên đường đi làm, Linh dừng xe trước cổng trường mầm non nhìn các bé đến lớp... Trong cô lại càng khát khao phải thực hiện ước mơ của đời mình vì "không phải bây giờ thì không biết sẽ đến bao giờ".

Linh nghĩa, thu nhập quan trọng nhưng cũng không bằng mình được sống, được trải nghiệm với đam mê của mình.

Hơn nữa, nhiều năm qua đi làm, cô đã mua được một căn hộ, có một khoản tích lũy để cô có thể chuyển hướng mà không bị lo lắng về tài chính. Thời gian đi học, cô vẫn có thể đi làm thêm. 

Từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp... nghe Linh chia sẻ, ai ai cũng phản đối, nhiều người không hiểu nổi đầu óc cô đang nghĩ cái gì. Riêng mẹ cô lại im lặng. Dường như bà nhận ra việc mình cố gắng "nắn" con gái trước đây đã không có kết quả. 

Lương cứng 35 triệu đồng, quyết bỏ việc đi học ngành sư phạm mầm non - 2

Với nhiều người, nghề giáo viên mầm non có thể là sự mệt mỏi, áp lực nhưng cũng có người, đó là hạnh phúc, thăng hoa (Ảnh minh họa)

Đầu tháng 10 vừa rồi, Linh đã quyết định xin nghỉ việc, chuyển sang làm cộng tác viên để tập trung ôn thi và thực hiện kế hoạch của mình. 

Chị Lê Thanh Nhàn trưởng phòng hành chính nhân sự tại Q.Gò Vấp, TPHCM cho

"Có người đánh giá công việc dựa vào thu nhập nhưng có người quan tâm đến sự đam mê, được sống hết mình với nghề nghiệp", chị Lê Thanh Nhàn.

biết việc nhân sự chọn sai ngành, đi làm rồi bỏ việc để học lại, theo đuổi ngành mình yêu thích diễn ra rất nhiều. 

Phòng chị cũng vừa nhận một bạn, trước đây làm hướng dẫn viên du lịch được gần chục năm. Hai năm nay, cậu chuyển sang học nhân sự. 

Theo chị Nhàn, lời khuyên của mọi người chỉ mang giá trị tham khảo. Khi chúng ta hỏi về một công việc, ngành nghề nào đó, mỗi người sẽ đưa ra đánh giá, nhìn nhận tùy vào vị trí, quan điểm, giá trị sống của mình. 

"Như công việc giáo viên mầm non, với người này có thể là ức chế, mệt mỏi, căng thẳng, thu nhập thấp nhưng với nhiều đó là sự thăng hoa, hạnh phúc của cuộc đời", chị Nhàn bày tỏ và cho rằng, quan trọng nhất chính mình phải có trách nhiệm nhiệm với lựa chọn của mình, tránh việc chọn lại rồi lại chọn sai. 

Xác định được đam mê, thay đổi là cần thiết 

Trong lần chia sẻ về hướng nghiệp gần đây, một chuyên gia hướng nghiệp tại TPHCM nhấn mạnh, chọn ngành nghề còn quan trọng hơn cả chọn bạn đời. Người bạn đời, có khi không đi cùng chúng ta hết chặng đường, nhưng công việc sẽ theo chúng ta đến tận cùng cuộc đời. 

 Theo ông, nếu xác định chính xác đam mê của mình và đủ dũng cảm thì sự thay đổi là cần thiết. Tuy nhiên, mỗi người cần lường trước được những khó khăn về công việc, về điều kiện gia đình, sự tự tin ở bản thân...