Kiến nghị bổ sung vào Bộ luật hình sự tội trốn đóng BHXH
Theo ý kiến của cử tri các tỉnh An Giang, Tây Ninh, hiện nay có tình trạng doanh nghiệp thường ký hợp đồng lao động ngắn hạn để không phải đóng BHXH cho người lao động hoặc chiếm dụng tiền BHXH của người lao động, trong khi đó chế tài xử phạt của nhà nước ta lại chưa đủ sức răn đe.
Cử tri đề nghị có chế tài nghiêm khắc hơn, triệt để hơn đối với các doanh nghiệp chậm, cố tình né tránh không đóng BHXH cho người lao động.
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời cử tri các tỉnh như sau:
Ngày 20/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung nhằm tăng tính tuân thủ pháp luật, hạn chế tình trạng trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội như:
- Bổ sung quy định về quyền của người lao động định kỳ 6 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội;
- Định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội;
- Bổ sung quyền thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội để cùng với Thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện tốt hơn công tác thu bảo hiểm xã hội;
- Bổ sung quyền của tổ chức công đoàn khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;
- Tăng mức lãi đối với số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội lên bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền chậm đóng;
- Bổ sung thêm quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong tuyên truyền, vận động, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội đưa vào Bộ luật Hình sự (sửa đổi) một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội để tăng cường tính răn đe đối với các trường hợp cố tình chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời cử tri các tỉnh như sau:
Ngày 20/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung nhằm tăng tính tuân thủ pháp luật, hạn chế tình trạng trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội như:
- Bổ sung quy định về quyền của người lao động định kỳ 6 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội;
- Định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội;
- Bổ sung quyền thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội để cùng với Thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện tốt hơn công tác thu bảo hiểm xã hội;
- Bổ sung quyền của tổ chức công đoàn khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;
- Tăng mức lãi đối với số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội lên bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền chậm đóng;
- Bổ sung thêm quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong tuyên truyền, vận động, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội đưa vào Bộ luật Hình sự (sửa đổi) một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội để tăng cường tính răn đe đối với các trường hợp cố tình chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Theo Chinhphu.vn