1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Kiềm chế cảm xúc trong công việc

Cảm xúc thường là điều phức tạp. Chúng có thể giúp bạn đạt được điều gì đó trong công việc hoặc ngăn cản bạn vươn đến những thành công. Cách tốt hơn là bạn nên biết thể hiện cảm xúc của mình đúng mực...

Sau đây là những lời khuyên sẽ giúp bạn giữ cảm xúc của mình trong “phạm vi an toàn” giữa sự nhiệt tình và thờ ơ.

 

1. Nhìn nhận lại

 

Bạn nên nhớ là sự tức giận rất cần có giới hạn ở nơi công sở. Thay vì quan tâm đến sự tức giận của ông chủ, bạn hãy quay lại để nhận biết điều gì đã làm bạn tức giận và từ sự tức giận đó, những tình huống nào có thể xảy ra. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt sự giận dữ, tránh được những hành động không hay.

 

2. Nắm bắt những dấu hiệu một cách cẩn thận

 

Nếu bạn là một trong những người có năng lượng và sự nhiệt tình vô bờ bến cho hầu hết mọi nhiệm vụ, hãy tập trung vào năng lượng ấy và sử dụng chúng để đem lợi ích đến cho bạn... nhưng hãy thật cẩn thận. Hãy chắc rằng sự đam mê của bạn sẽ không vượt lên trên giới hạn cần thiết!

 

Những gì bạn cần làm là “theo sát” sự biểu lộ cảm xúc của mọi người xung quanh bạn. Nó có thể là tín hiệu chỉ đường cho bạn biết rằng: bạn đang biết cách “chỉ huy” xúc cảm của mình.

 

3. Đừng bao giờ để mọi người nhìn thấy bạn toát mồ hôi (hay khóc)

 

Bạn đang làm việc trong một tập thể. Mọi cảm xúc của bạn cần nên đặt đúng nơi. Để “quản lý” cảm xúc của mình, bạn nên tập trung vào sự bình tĩnh và nhận biết rằng những thành viên khác trong nhóm, phòng làm việc của bạn sẽ nhìn về bạn.

 

Sự nóng giận của bạn cũng có thể làm người khác nóng giận theo. Sự bình tĩnh của bạn có thể sẽ giúp trấn an mọi người.

 

4. Có một người bạn tâm tình

 

…để chia sẻ những thành công và thất bại của bạn. Thỉnh thoảng, bạn chỉ cần đi dạo với người hiểu được công việc của bạn, là đã có thể giúp bạn chia sẻ những cảm xúc của mình.

 

5. Có sự cân bằng trong cuộc sống của bạn

 

Một cách khác để có sự cân bằng cảm xúc trong công việc là có sự cân bằng trong cuộc sống của bạn - ở bên ngoài công việc. Nếu cuộc sống riêng tư của bạn đã hạnh phúc thì bạn hãy đưa điều ấy vào công việc. Niềm vui trong cuộc sống riêng tư sẽ giúp bạn thêm nhiều hứng khởi để làm việc, và từ đó hiệu quả công việc sẽ cao hơn.

 

Theo Tuổi Trẻ