Không giới hạn quyền lợi của người tham gia BHYT
Cử tri tỉnh Đồng Nai đề nghị xem xét điều chỉnh chế độ khám, chữa bệnh BHYT sao cho công bằng và hợp lý hơn. Bởi hiện nay, người tham gia BHYT ở thành thị được khám, điều trị ban đầu tại bệnh viện tuyến tỉnh, nhưng người tham gia BHYT ở nông thôn thì lại khám, điều trị tại trạm y tế xã trong khi mức đóng lại như nhau.
Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời cử tri tỉnh Đồng Nai như sau:
Trước hết, Bộ Y tế khẳng định, người tham gia BHYT không bị phân biệt đối xử dù đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở tuyến nào. Hiện nay, Bộ Y tế đã và đang đẩy mạnh phát triển y tế tuyến cơ sở và tăng cường việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tại tuyến cơ sở với mục tiêu thúc đẩy chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người tham gia BHYT, hạn chế chi phí từ tiền túi của người bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT về mặt địa lý.
Việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã, tuyến huyện được áp dụng đối với tất cả người dân (Điều 6 Thông tư số 37/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bằng BHYT), trừ những trường hợp quy định khác tại Điều 7 Thông tư số 37/2014/TT-BYT.
Không có quy định “… người tham gia BHYT ở thành thị được khám, điều trị ban đầu tại bệnh viện tuyến tỉnh, nhưng đối với người tham gia BHYT ở nông thôn khám, điều trị tại trạm y tế xã” như ý kiến của cử tri nêu.
Đồng thời, Thông tư số 37/2014/TT-BYT đã quy định về điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu để đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ, phạm vi kỹ thuật và chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với người có thẻ BHYT, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người bệnh có thẻ BHYT.
Bộ Y tế cũng đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đề án, chương trình nhằm tăng cường y tế tuyến cơ sở, như: đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, chính sách khuyến khích cán bộ về công tác tại tuyến cơ sở, bệnh viện vệ tinh, đưa cán bộ tuyến trên về hỗ trợ tuyến dưới…
Bộ Y tế cũng đã có quy định cụ thể về điều kiện chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong đó không giới hạn quyền lợi của người tham gia BHYT, trong đó có thể chuyển vượt tuyến. Việc chuyển tuyến BHYT hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh và năng lực chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu. Đó là những quy định cũng như là những cố gắng của ngành Y tế nhằm hướng tới sự công bằng và hợp lý trong khám bệnh, chữa bệnh với người dân nói chung và của người có thẻ BHYT nói riêng.
Ngoài ra, với nguyên tắc của BHYT (được Quốc hội quy định tại Luật BHYT hiện hành) là: “Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT”; “Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi, quyền lợi và thời gian tham gia BHYT”. Vì vậy, không thể có quy định nhiều mức đóng theo địa giới hành chính như ý kiến đề xuất của cử tri được.
Bộ Y tế trân trọng cảm ơn ý kiến đóng góp của cử tri và kính mong cử tri tiếp tục tìm hiểu, ủng hộ chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHYT, để tích cực tham gia và vận động mọi người cùng tham gia BHYT, góp phần vào thực hiện thắng lợi mục tiêu BHYT toàn dân.
Trước hết, Bộ Y tế khẳng định, người tham gia BHYT không bị phân biệt đối xử dù đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở tuyến nào. Hiện nay, Bộ Y tế đã và đang đẩy mạnh phát triển y tế tuyến cơ sở và tăng cường việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tại tuyến cơ sở với mục tiêu thúc đẩy chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người tham gia BHYT, hạn chế chi phí từ tiền túi của người bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT về mặt địa lý.
Việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã, tuyến huyện được áp dụng đối với tất cả người dân (Điều 6 Thông tư số 37/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bằng BHYT), trừ những trường hợp quy định khác tại Điều 7 Thông tư số 37/2014/TT-BYT.
Không có quy định “… người tham gia BHYT ở thành thị được khám, điều trị ban đầu tại bệnh viện tuyến tỉnh, nhưng đối với người tham gia BHYT ở nông thôn khám, điều trị tại trạm y tế xã” như ý kiến của cử tri nêu.
Đồng thời, Thông tư số 37/2014/TT-BYT đã quy định về điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu để đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ, phạm vi kỹ thuật và chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với người có thẻ BHYT, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người bệnh có thẻ BHYT.
Bộ Y tế cũng đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đề án, chương trình nhằm tăng cường y tế tuyến cơ sở, như: đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, chính sách khuyến khích cán bộ về công tác tại tuyến cơ sở, bệnh viện vệ tinh, đưa cán bộ tuyến trên về hỗ trợ tuyến dưới…
Bộ Y tế cũng đã có quy định cụ thể về điều kiện chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong đó không giới hạn quyền lợi của người tham gia BHYT, trong đó có thể chuyển vượt tuyến. Việc chuyển tuyến BHYT hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh và năng lực chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu. Đó là những quy định cũng như là những cố gắng của ngành Y tế nhằm hướng tới sự công bằng và hợp lý trong khám bệnh, chữa bệnh với người dân nói chung và của người có thẻ BHYT nói riêng.
Ngoài ra, với nguyên tắc của BHYT (được Quốc hội quy định tại Luật BHYT hiện hành) là: “Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT”; “Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi, quyền lợi và thời gian tham gia BHYT”. Vì vậy, không thể có quy định nhiều mức đóng theo địa giới hành chính như ý kiến đề xuất của cử tri được.
Bộ Y tế trân trọng cảm ơn ý kiến đóng góp của cử tri và kính mong cử tri tiếp tục tìm hiểu, ủng hộ chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHYT, để tích cực tham gia và vận động mọi người cùng tham gia BHYT, góp phần vào thực hiện thắng lợi mục tiêu BHYT toàn dân.
Theo Chinhphu.vn