1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Hội thi tay nghề Asean lần thứ 10: Biết tận dụng “sân nhà” sẽ là lợi thế lớn

(Dân trí) - “Kinh nghiệm qua 10 năm dự các Hội thi tay nghề quốc tế cho thấy, điểm yếu của thí sinh Việt Nam chủ yếu là thể lực và áp lực tâm lý. Những ngày đầu, kết quả thi rất tốt nhưng sẽ giảm sâu trong những ngày sau. Với lợi thế “sân nhà”, chúng tôi kỳ vọng khắc phục những hạn chế này cho thí sinh”.

Thí sinh Nguyễn Văn Long (giữa) ôn luyện nghề tự động hóa tại trường CĐ Nghề chất lượng cao Hà Nội
Thí sinh Nguyễn Văn Long (giữa) ôn lɵyện nghề tự động hóa tại trường CĐ Nghề chất lượng cao Hà Nội

Tiến sĩ Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, đơn vị đang huấn luyện thí sinh Việt Nam dự Hội thi tay nghề Asean lần thứ 10 được tổ chức vào tháng 10 tại Hà Nội - trao đổi với phóng viên Dân trí.

Được biết, Trường Cao đẳng nghề CNC Hà Nội là một điểm được lựa chọn để thực hiện công tác huấn luyện thi sinh dự Hội thi tay nghề Asean lần thứ 10Ȯ Vậy tới nay, công tác huấn luyện triển khai ra sao, thưa ông?

- Nhà trường đang huấn luyện 9 thí sinh dự thi 6/25 nghề của Hội thi tay nghề Asean lần thứ 10, gồm: Nghề quản trị mạng, nghề điện tử, nghề thiết kế các kiểuȍ tóc, nghề chăm sóc sắc đẹp, nghề tự động hóa và nghề cơ điện tử.

Các môn thi (được biết trước 70% nội dung) đang được các chuyên gia, thí sinh ôn luyện với tinh thần và ý thức cao. Nhà trường đảm bảo các trang thiết bị, vật liệu cɩng như các điều kiện khác để việc ôn luyện có thể diễn ra gần giống điều kiện thi thật nhất.

Chúng tôi kỳ vọng nhiều vào nghề điện tử, quản trị mạng và tự động hóa sẽ có sự bứt phá trong khi thi thật.

Vì các ɮghề này vốn thuộc thế mạnh đào tạo của nhà trường (đội ngũ chuyên gia tốt, cơ sở vật chất và thiết bị hiện đại, trường có truyền thống đoạt giải cao về các nghề này).

Ngoài ra, nghề cơ điện tử của trường mới đoạt 2 giải nhất, 2 giải nhì trong kỳ thi toàn quốc. Đây là nền tảng để trường kỳ vọng nghề này có cơ hội đoạt giải cao trong Hội thi tay nghề Asean lần thứ 10.

Tiến
sĩ Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội
Tiến sĩ Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Côɮg nghệ cao Hà Nội

Bên cạnh những thế mạnh đó, công tác huấn luyện cũng bộc lộ điều gì cần lưu ý, thưa ông?

- Nghề làm các kiểu tóc và chăm sóc sắc đẹp được trường tổ chức ôn luyện lần đầu và thiếu chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm. Trong khi đó, nhiều nước dự thi có truyền thống về nghề này và từng đoạt giải cao trong những lần thi trước như Singapore, ThaiLan, Indonexia.

Việc triển khai công tác ôn luyện các nghề này trong gần 3 tháng cần nhiều kinh phí.

Ví dụ, thí sinh ôn luyện bài thi trên mái tóc đúng tiêu chuẩn (trị giá gần 100 USD/mái tóc). Với nghề chăm sóc da, mỗi giờ thuê người mẫu mặt phục vụ cho thíȠsinh thực tập cũng tốn vài trăm ngàn đồng.

Dù nhiều khó khăn nhưng công tác ôn luyện luôn được sự quan tâm của lãnh đạo Tổng cục Dạy nghề, Ban giám hiệu nhà trường cũng như các chuyên gia.

Nhà trường đã cử 2 thí sinh dự thɩ nghề tự động hóa sang ôn luyện thêm kiến thức tại Trung Quốc. Đồng thời, nhà trường mời các chuyên gia Hàn Quốc sang Việt Nam để huấn luyện cho các thí sinh nghề làm các kiểu tóc và chăm sóc sắc đẹp.

Những chuyên gia này có nhiều kinh ngɨiệm đào tạo thí sinh thi Hàn Quốc đoạt giải cao trong các cuộc thi tay nghề những năm gần đây.

Thí sinhȠTrần Thị Ngọc (ngoài cùng, bên phải) đang ôn luyện nghề chăm sóc sắc đẹp
Thí sinh Trần Thị Ngọc (ngoài cùng, bên phải) đang ôn luyện nghề chăm sóc sắc đẹp

<ɢ>Trải qua 10 năm gắn bó với các Hội thi tay nghề Asean, ông đánh giá gì về điểm mạnh - yếu của thí sinh Việt Nam?

- Điểm yếu nhất của thí sinh Việt Nam trong các Hội thi tay nghề quốc tế là yếu tố sức khỏe. Qua 10ȍ năm đưa thí sinh đi thi hội thi tay nghề Asean, tôi đều chứng kiến ngày thi đầu thí sinh Việt Nam ghi điểm thi rất cao trong số các thí sinh dự giải. Nhưng các ngày về sau điểm thấp dần.

Nguyên nhân sức khỏe chiếm đa số. Thí sinhȠchưa quen với áp lực và sức ép lớn. Ngoài ra, yếu tố kỹ năng mềm và giao tiếp tiếng Anh của thí sinh Việt Nam còn khiêm tốn.

Sức ép tâm lý “sân nhà” cũng ảnh hưởng tới thí sinh. Đây cũng là tâm lý của các thầy hướng dẫn.

<ɰ>

Tuy nhiên, thí sinh Việt Nam cũng có nhiều điểm mạnh là sự thông minh, bền bỉ, tiếp cận kiến thức mới nhanh và có thời gian ôn luyện tốt.

Mặt khác, thí sinh nếu biết khai thác yếu tố “sân nhà” do không phải đi từ nơi xɡ tới, chế độ ăn uống và môi trường sống không bị thay đổi, việc thực hành và thi tại quê hương mình… thì sẽ chuyển hóa thành những lợi thế lớn về tâm lý khi dự thi.

- Xin cảm ơn ông

Hoàng Mạnh (thực hiện)

- ThíȠsinh Nguyễn Đắc Huy - ôn luyện nghề quản trị mạng: “Khi tiếp cận với các nội dung ôn luyện này, em thấy tự tin vì kinh nghiệm dự Hội thi tay nghề cấp thành phố và cấp quốc gia vừa qua. Kinh nghiệm cho thấy, mình cần chủ động cân đối hợp lý thời giaɮ làm bài và sức lực”.

- Thí sinh Nguyễn Văn Long - ôn luyện nghề tự động hóa: “Em được ôn luyện nhiều về kỹ năng đọc bản vẽ, tập đấu điện, lập trình, kết hợp với nhiều công đoạn. Trong lập trình, yêu cầu đề rất khó vì nhiều chi tiết,Ƞđòi hỏi em phải chuẩn bị tư duy tốt. Rất may khi khó khăn đã có các thầy luôn theo sát để bổ sung và nhắc nhở.

- Thầy Lê Đức Thiện, trưởng bộ môn Quản trị mạng CNTT: Chúng tôi hướng thí sinh thực hiện bài thi đúng với thời gian quy địnɨ. Do đề thi rất dài nên thí sinh phải chú ý cẩn thận làm từ những bước đầu tiên, tránh những sai sót nhỏ nhất và hạn chế việc phải làm lại từ đầu.

- Thầy Vũ Anh Dũng, giáo viên khoa điện - điện tử: Thí sinh đôi khi còn bỡ ngỡ vì chưa quen với thiết bị của Hội thi khá hiện đại. Để khắc phục, chúng tôi cho các em thực hành nhiều lần. Khi đã thành thục, các em sẽ tự tin, sáng tạo trong khi dự thi.