1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Giải pháp nào để bộ máy hành chính không phình to?

Để bộ máy không phình to, cần quy định cụ thể về mô hình Cục, Vụ theo hướng thống nhất, có tiêu chí cụ thể.

Hiện nay ở nước ta có 3 cơ quan quản lý về tổ chức biên chế. Đó là Quốc hội, Ban Tổ chức Trung ương (quản lý về các cơ quan Đảng, MTTQ, các đoàn thể), Chính phủ (quản lý cơ quan hành chính các cấp, các đơn vị sự nghiệp công lập).

Thực hiện Nghị Quyết 39 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, 2 năm qua việc quản lý Bộ, ngành chủ yếu theo đầu mối, phân cấp mà chưa chú ý thu gọn các Cục, Vụ, dẫn đến việc giảm đầu mối nhưng thực chất lại tăng số Cục, Vụ.

Ảnh minh họa.

Ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đánh giá, chúng ta gọn đầu mối các Bộ nhưng Tổng cục, Cục nhiều hơn có nghĩa là các địa phương, nhân dân vẫn bị phiền hà bởi các Bộ trong bộ này. Việc đó cũng đồng nghĩa giảm đầu mối nhưng thực chất lại tăng lên rất nhiều, không kiểm soát được, không có cơ quan nào giám sát, chỉ có cấp Bộ giám sát Tổng cục, Cục. Do đó, thời gian tới phải có giải pháp rất triệt để hạn chế việc tăng lên, thậm chí phải giảm xuống.

Trong Dự thảo báo cáo giám sát Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016 mới được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 9 vừa qua, đoàn giám sát của Quốc hội cho rằng, tổ chức bộ máy bên trong Bộ, cơ quan ngang Bộ vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, số đầu mối đơn vị hành chính tăng lên.

5 năm qua, số đơn vị hành chính thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ mặc dù đã thực hiện sắp xếp điều chỉnh ở nơi này, nơi khác nhưng về tổng thể vẫn tăng 28 đơn vị. Số đơn vị hành chính trực thuộc Tổng cục tăng 822 đơn vị. Xu hướng nâng cấp Vụ lên cấp Cục diễn ra ở nhiều Bộ. Một số Bộ, cơ quan ngang Bộ vẫn duy trì nhiều Phòng trong các Vụ chuyên môn.

Để tinh giản bộ máy, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 98 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức ngành của Bộ Công Thương. Theo đó, Bộ Công thương giảm từ 35 đơn vị, đầu mối trực thuộc xuống còn 30. Cơ quan này sẽ bỏ Vụ Phát triển nguồn nhân lực, Vụ Thi đua khen thưởng và Vụ Kế hoạch. Các Vụ Thị trường châu Âu và Vụ Thị trường châu Mỹ hợp nhất thành Vụ Thị trường châu Âu- châu Mỹ.

Tương tự, Vụ Thị trường châu Á- Thái Bình Dương được hợp nhất cùng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á thành Vụ Thị trường châu Á- châu Phi. Cùng với Bộ Công thương, Bộ Nội vụ cũng đã sắp xếp lại theo hướng thu gọn đầu mối.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kiên quyết tinh giản biên chế

VOV.VN - Đối với hệ thống hành chính nhà nước sẽ giảm 1,5% (tương ứng với 3.868 người) trong tổng biên chế theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ”.

 

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, Nghị định 34 của Chính phủ quy định Bộ Nội vụ chỉ giảm 1 trường Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ công chức, nhưng khi Bộ Nội vụ sắp xếp đơn vị bên trong, Bộ giải thể thêm 3 trường nữa và giải thể 2 đơn vị là văn phòng trực thuộc ở Đà Nẵng và TPHCM. Hiện nay, Bộ không còn Phòng trong Vụ nữa. Việc sắp xếp cơ cấu bên trong tránh chức năng chồng lấn các Vụ và các trường với nhau.

Cách làm của Bộ Nội vụ và Bộ Công thương cho thấy việc tổ chức sắp xếp bên trong đơn vị là vấn đề quan trọng trong thực hiện tinh giản biên chế, giảm đầu mối.

Theo Tiến sĩ Đinh Duy Hòa, chuyên gia Bộ Nội vụ, cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước thời gian qua còn nhiều hạn chế vì chưa được thực hiện trên nền tảng khoa học, chưa có tầm nhìn dài hơi, gặp đâu làm đó, tùy theo cảm hứng người đứng đầu dẫn đến hay thay đổi.

Các điều kiện đảm bảo cho công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, nhất là chất lượng đội ngũ công chức còn hạn chế. Do vậy, vấn đề quan trọng thời gian tới là quản lý và kiểm soát được cơ cấu bên trong các đơn vị bằng pháp luật. Cần có một Nghị định quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập các Vụ, Cục, Tổng cục để tránh tình trạng nâng cấp như vừa qua.

“Quốc hội nên giao Chính phủ nghiên cứu xây dựng một Nghị định về Phòng, Vụ, Cục, Tổng cục. Những đơn vị tổ chức hành chính này được quy định theo hướng thống nhất, có tiêu chí cụ thể. Các quy định như vậy đưa vào trong văn bản và văn bản này báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi ban hành, thống nhất trong bộ máy hành chính” - ông Đinh Duy Hòa nêu ý kiến.

Chính phủ đã thể hiện rõ quyết tâm xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phát triển và tinh thần đó cần phải được thể hiện trong cải cách hành chính. Thêm vào đó, gánh nặng ngân sách, áp lực nợ công đang tạo sức ép lớn đối với việc cải cách, tinh gọn bộ máy. Bởi không nguồn ngân sách nào “nuôi” nổi một bộ máy hành chính cồng kềnh và kém hiệu quả như hiện nay.

Tổ chức, sắp xếp các cơ quan trong bộ máy hành chính Nhà nước theo hướng gọn nhẹ, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian, rõ ràng về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm đang là một yêu cầu rất cấp thiết.

Theo Lại Hoa-Minh Châm/VOV-Trung tâm Tin
Ảnh minh họa.

Ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đánh giá, chúng ta gọn đầu mối các Bộ nhưng Tổng cục, Cục nhiều hơn có nghĩa là các địa phương, nhân dân vẫn bị phiền hà bởi các Bộ trong bộ này. Việc đó cũng đồng nghĩa giảm đầu mối nhưng thực chất lại tăng lên rất nhiều, không kiểm soát được, không có cơ quan nào giám sát, chỉ có cấp Bộ giám sát Tổng cục, Cục. Do đó, thời gian tới phải có giải pháp rất triệt để hạn chế việc tăng lên, thậm chí phải giảm xuống.

Trong Dự thảo báo cáo giám sát Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016 mới được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 9 vừa qua, đoàn giám sát của Quốc hội cho rằng, tổ chức bộ máy bên trong Bộ, cơ quan ngang Bộ vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, số đầu mối đơn vị hành chính tăng lên.

5 năm qua, số đơn vị hành chính thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ mặc dù đã thực hiện sắp xếp điều chỉnh ở nơi này, nơi khác nhưng về tổng thể vẫn tăng 28 đơn vị. Số đơn vị hành chính trực thuộc Tổng cục tăng 822 đơn vị. Xu hướng nâng cấp Vụ lên cấp Cục diễn ra ở nhiều Bộ. Một số Bộ, cơ quan ngang Bộ vẫn duy trì nhiều Phòng trong các Vụ chuyên môn.

Để tinh giản bộ máy, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 98 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức ngành của Bộ Công Thương. Theo đó, Bộ Công thương giảm từ 35 đơn vị, đầu mối trực thuộc xuống còn 30. Cơ quan này sẽ bỏ Vụ Phát triển nguồn nhân lực, Vụ Thi đua khen thưởng và Vụ Kế hoạch. Các Vụ Thị trường châu Âu và Vụ Thị trường châu Mỹ hợp nhất thành Vụ Thị trường châu Âu- châu Mỹ.

Tương tự, Vụ Thị trường châu Á- Thái Bình Dương được hợp nhất cùng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á thành Vụ Thị trường châu Á- châu Phi. Cùng với Bộ Công thương, Bộ Nội vụ cũng đã sắp xếp lại theo hướng thu gọn đầu mối.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kiên quyết tinh giản biên chế

VOV.VN - Đối với hệ thống hành chính nhà nước sẽ giảm 1,5% (tương ứng với 3.868 người) trong tổng biên chế theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ”.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, Nghị định 34 của Chính phủ quy định Bộ Nội vụ chỉ giảm 1 trường Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ công chức, nhưng khi Bộ Nội vụ sắp xếp đơn vị bên trong, Bộ giải thể thêm 3 trường nữa và giải thể 2 đơn vị là văn phòng trực thuộc ở Đà Nẵng và TPHCM. Hiện nay, Bộ không còn Phòng trong Vụ nữa. Việc sắp xếp cơ cấu bên trong tránh chức năng chồng lấn các Vụ và các trường với nhau.

Cách làm của Bộ Nội vụ và Bộ Công thương cho thấy việc tổ chức sắp xếp bên trong đơn vị là vấn đề quan trọng trong thực hiện tinh giản biên chế, giảm đầu mối.

Theo Tiến sĩ Đinh Duy Hòa, chuyên gia Bộ Nội vụ, cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước thời gian qua còn nhiều hạn chế vì chưa được thực hiện trên nền tảng khoa học, chưa có tầm nhìn dài hơi, gặp đâu làm đó, tùy theo cảm hứng người đứng đầu dẫn đến hay thay đổi.

Các điều kiện đảm bảo cho công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, nhất là chất lượng đội ngũ công chức còn hạn chế. Do vậy, vấn đề quan trọng thời gian tới là quản lý và kiểm soát được cơ cấu bên trong các đơn vị bằng pháp luật. Cần có một Nghị định quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập các Vụ, Cục, Tổng cục để tránh tình trạng "nâng cấp" như vừa qua.

Quốc hội nên giao Chính phủ nghiên cứu xây dựng một Nghị định về Phòng, Vụ, Cục, Tổng cục. Những đơn vị tổ chức hành chính này được quy định theo hướng thống nhất, có tiêu chí cụ thể. Các quy định như vậy đưa vào trong văn bản và văn bản này báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi ban hành, thống nhất trong bộ máy hành chính” - ông Đinh Duy Hòa nêu ý kiến.

Chính phủ đã thể hiện rõ quyết tâm xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phát triển và tinh thần đó cần phải được thể hiện trong cải cách hành chính. Thêm vào đó, gánh nặng ngân sách, áp lực nợ công đang tạo sức ép lớn đối với việc cải cách, tinh gọn bộ máy. Bởi không nguồn ngân sách nào “nuôi” nổi một bộ máy hành chính cồng kềnh và kém hiệu quả như hiện nay.

Tổ chức, sắp xếp các cơ quan trong bộ máy hành chính Nhà nước theo hướng gọn nhẹ, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian, rõ ràng về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm đang là một yêu cầu rất cấp thiết.

Theo Lại Hoa-Minh Châm/VOV-Trung tâm Tin