Thanh Hóa:

Đầu vụ đánh liều xuống giống, cuối năm thấp thỏm lo âu

Thanh Tùng

(Dân trí) - Người nông dân ở một trong những vùng trồng hoa lớn nhất Thanh Hóa đang "nín thở" mong chờ đến vụ thu hoạch hoa Tết trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

Đầu vụ đánh liều xuống giống, cuối năm thấp thỏm lo âu - 1

Được mệnh danh là thủ phủ hoa Tết ở Thanh Hóa - làng hoa Đông Cương, thành phố Thanh Hóa những ngày này lung linh trong sắc hoa.

Đầu vụ đánh liều xuống giống, cuối năm thấp thỏm lo âu - 2

Chỉ còn hơn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, người dân nơi đây đang "chạy nước rút" cho kịp thu hoạch vụ hoa Tết. Năm nay, thời tiết thuận lợi, hoa được mùa nhưng tâm lý người dân nơi đây vẫn vô cùng thấp thỏm, lo lắng trong việc thu hoạch và tiêu thụ hoa vì dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Hoa được mùa nhưng người trồng vẫn như "ngồi trên đống lửa"

Đầu vụ đánh liều xuống giống, cuối năm thấp thỏm lo âu - 3

"Năm nay gia đình tôi trồng 6 vạn hoa cúc, dự kiến hoa sẽ nở vào đúng dịp Tết nhưng chúng tôi vẫn rất lo lắng. Nếu không may dịch bùng phát mạnh vào cận Tết, tiểu thương, chợ bán ế ẩm thì coi như thua lỗ nặng", chị Minh Hiền, người trồng hoa làng Đông Cương - chia sẻ. 

Đầu vụ đánh liều xuống giống, cuối năm thấp thỏm lo âu - 4

Cùng chung tâm trạng, anh Lê Văn Thanh cho biết: "Gần 2 năm qua, việc trồng và kinh doanh hoa của người dân nơi đây bị ảnh hưởng rất nhiều từ dịch Covid-19. Gia đình tôi canh tác hơn 2 mẫu đất để trồng hoa, vừa qua vắng khách nên nhiều thời điểm phải giảm bớt diện tích trồng hoa để tránh thua lỗ".  

Đầu vụ đánh liều xuống giống, cuối năm thấp thỏm lo âu - 5

Theo anh Lê Văn Thanh, dịp Tết Nguyên đán là vụ thu hoạch chính nên nhiều người vẫn phải đánh liều xuống tay cho vụ hoa Tết năm nay với hy vọng gỡ gạc sau một năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh. 

Đầu vụ đánh liều xuống giống, cuối năm thấp thỏm lo âu - 6

Thời điểm này, người trồng hoa nơi đây đang tất bật ngắt bỏ những nụ hoa phụ để dồn chất dinh dưỡng nuôi nụ hoa chính, giúp hoa nở đẹp hơn vào đúng dịp Tết. 

Đầu vụ đánh liều xuống giống, cuối năm thấp thỏm lo âu - 7

Người dân ở làng hoa Đông Cương quanh năm chủ yếu trồng hai loại hoa cúc và hoa hồng. Ghi nhận vào những ngày đầu tháng Chạp, một số nhà vườn đã có những lứa hoa sớm để kịp bán hoa vào dịp ngày rằm tháng Chạp và dịp Tết ông Công, ông Táo.

Đầu vụ đánh liều xuống giống, cuối năm thấp thỏm lo âu - 8

Công đoạn bó nụ hoa cúc để bảo quản hoa, không cho hoa nở sớm trước ngày xuất bán.

Đầu vụ đánh liều xuống giống, cuối năm thấp thỏm lo âu - 9

Để có được những bông hoa đẹp, thân cao, thu hoạch đúng dịp Tết thì đa số các chủ vườn hoa phải thắp điện chiếu sáng cho hoa sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh.

Đầu vụ đánh liều xuống giống, cuối năm thấp thỏm lo âu - 10

Những năm qua, nhờ áp dụng các kỹ thuật trồng trọt hiện đại, nhiều người dân đã lắp đặt hệ thống tưới tự động, nâng cao năng suất cây trồng. "Trồng hoa cả năm phải trải qua nhiều công đoạn và tốn nhiều chi phí như phân, giống, đến chăm sóc, điện chiếu sáng. Năm nay, giá phân, giống tăng cao, nếu vụ Tết này giá hoa xuống thấp, không có người mua thì coi như gia đình tôi mất trắng gần 100 triệu đồng", chị Minh Hiền - cho biết.

Đầu vụ đánh liều xuống giống, cuối năm thấp thỏm lo âu - 11

Ngoài hoa cúc, hoa hồng thì nhiều nhà vườn còn trồng thêm các loại hoa khác như ly, đồng tiền… đan xen cây ăn quả, rau màu.

Đầu vụ đánh liều xuống giống, cuối năm thấp thỏm lo âu - 12

Theo ông Nguyễn Hữu Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân phường Đông Cương, nghề trồng hoa ở đây đã có gần 30 năm. Hiện, trên địa bàn có gần 200 ha trồng hoa, những năm qua các hộ dân có thu nhập ổn định từ trồng hoa. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng. "Hy vọng dịp Tết năm nay, dịch bệnh sẽ đỡ căng thẳng để bà con có được nguồn thu nhập, không bị thua lỗ", ông Hồng thông tin.