Cộng đồng mạng sôi sục vì bức thư ứng viên “đáp trả” nhà tuyển dụng

(Dân trí) - Dư luận trên cộng đồng mạng tuần qua khá quan tâm tới với sự kiện bức thư của một sinh viên mới tốt nghiệp “đáp trả” nhà tuyển dụng sau khi bị từ chối. Ngay lập tức, nhiều ý kiến trái chiều liên quan tới vấn đề này đã được cộng đồng chia sẻ.

Bức thư sinh viên đáp trả nhà tuyển dụng
Bức thư sinh viên "đáp trả" nhà tuyển dụng

Nông nổi, mất lịch sự

Trên một diễn đàn, bạn đọc có nickname AndroidFeed đả kích sự thiếu kinh nghiệm của ứng viên này: “Nhân sựĠngười ta tuyển được rồi, người ta trả lời lịch sự như vậy còn ý kiến gì. Họ gửi email như thế để mình biết đường xin chỗ khác. Thư này gửi cho tất cả những ứng viên không trúng tuyển chứ chẳng phải riêng ai. Gặp nhiều công ty không nhận vào cũng không Ŵhèm gửi phản hồi. Ngồi đấy mà hy vọng. Đúng là thiếu kinh nghiệm!”.

Trong khi đó, bạn đọc có nickname Iamxeko phân tích: “Rõ ràng phòng nhân sự công ty kia đã đánh giá đúng người nên mới loại đó. Người tuyển dụng có quyền loạũ ứng viên không phù hợp. Nhiều nguyên nhân thất bại thì có nhiều: Mức lương chưa hợp lý, thái độ thiếu tự tin, chuyên nghiệp, kỹ năng mềm chưa tốt....

Chưa gì đã bật như vậy, sau này vô làm không biết sao nữa!. Có những công tyĠnhư VNG chẳng hạn, lần này họ loại bạn vì có thể tìm được 1 ứng viên khác phù hợp hơn. Họ sẽ báo là vị trí không phù hợp. Nhưng sau họ vẫn giữ liên lạc và thi thoảng vẫn gửi mail thư mời những vị trí khác mà họ cảm thấy phù hợp hơn với mình”.

Bạn đọc Iamxeko cũng cho rằng email của sinh viên đó “không đầu, không đuôi”. “Viết mail kiểu đó chắc hồ sơ xin việc và email ứng tuyển cũng không đâu vào đâu. Chưa kể cái giọng cay cú chanh chua vậy có hay không có kinh nghiệp cũng khóĠmà thành công được”. Cuối cùng, Iamxeko kết luận, vấn đề có hay không có kinh nghiệm chưa bàn đến. “Nếu ở vị trí doanh nghiệp mình cũng muốn tuyển người làm được việc, dù lương trả có cao hơn thay vì cầm tay chỉ việc”.

 Để thuyết Űhục được nhà tuyển dụng, cần những chiến thuật khôn khéo.

Thậm chí ở mức độ gay gắt hơn, bạn đọc có nickname shine cảnh báo về tương lai u ám cho bạn sinh viên này: “Với những người có thâm niên và kinh nghiệm trong công việc làm thuê hơn thì tụi nó sẽ biết là có 1 cái gọi là blacklist - danh sách đen - cho nhà tuyển dụng. Rớt vô đó thì thê thảm lắm”.

Dám nói lên sự thật

Bên cạnh những ý kiến phản đối, cũng có những quan điểm thông cảm bạn sinh viên “táo bạo” này. Bạn nickname Hansnam viết: “Thông cảm cho bạn ấy, chắc xin nhiều chỗ, đúng lúc kinh tế khó khăn nên không xin được, ức chế nên nông nổi. em nghĩ bạn ấy nhất thời gửi email đó thôi”.

Thậm chí đã có những ý kiến đánh giá sự dũng cảm của ứng viên này. Bạn nickname Hydrangea viết: “Giận quá mất khôn, nhưng bạnĠý cũng nói được một phần búc xúc sinh viên bây giờ. Mới ra trường, chỉ có tấm bằng cấp chưa có việc làm mà đòi kinh nghiệm”.

Cùng với đó là những lời thông cảm cho sự hiếu thắng của bạn này. Bạn đọc nickname Epaypal6u viết: “Sũnh viên mới ra trường thường hoài bão lớn, tham vọng lớn nhưng thực tế nó khác xa nhiều. Để trường đời dạy bảo em 1 thời gian nữa”.

Ngoài ra, cũng có những lời trách nhà tuyển dụng. Bạn đọc nickname Siro viết: “Có nhiều công tyĠrất vô duyên, sinh viên mới ra trường đi xin việc mà đòi kinh nghiệm. Trong khi đó, công ty không cho người ta làm thì lấy đâu ra kinh nghiệm để làm chứ!”.

Bạn đọc nickname Langtu bổ sung thêm: “Theo mình cái "sự cố" ở đây bắtĠnguồn từ dòng chữ "chưa phù hợp với nhu cầu công ty". Đây là sự thiếu tinh tế trong các email cần sự khéo léo về câu chữ, nhất là các bạn làm nhân sự lại càng phải nhuần nhuyễn”.

H.Long

 Trong nhiều năm qua, vấn đề “kinh nghiệm” của sinh viên ŭới ra trường luôn được xem là chủ đề nóng trên các diễn đàn, mạng xã hội. Nhiều nhà tuyển dụng luôn yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc. Sinh viên mới ra trường lại “kêu cứu” vì chưa thể có kinh nghiệm như yêu cầu và là trở ngại lớn khi dự tuŹển.