1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Bực mình với sếp!

(Dân trí) - Nhiều lúc, sếp chính là nguyên nhân khiến bạn phải “nổi loạn”. Có thể vì sếp quá xấu tính, cũng có thể là do bạn quá “mẫn cảm” và hay thổi phồng sự việc.

Bực mình với sếp! - 1
 
Bất kể là vì lý do gì, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi “nổi loạn” nhé, kẻo lại thiệt vào thân.

 

“Phỗng tay trên” thành quả của nhân viên:

 

Bạn là cấp dưới, hầu như mọi chuyện xoay quanh công việc bạn đều phải làm, tất nhiên do sếp chỉ đạo - từ việc tìm và chuẩn bị tài liệu liên quan để thuyết trình trước những cuộc họp, hay lên ý tưởng kinh doanh… Nhưng trước mặt mọi người sếp lại luôn cố tình lờ đi công sức bạn bỏ ra và tỏ ý rằng mọi công sức là của sếp.

 

Trường hợp này, bạn nên công khai cho mọi người biết những công việc mình đảm nhận bằng việc viết email, gửi các bản báo cáo trước cho họ. Đồng thời hãy khéo léo và tế nhị hỏi ý kiến mọi người trước mặt sếp. Tuy nhiên, đừng mải thể hiện mình quá mà quên mất sếp, dù sao sếp cũng là người đã hướng dẫn bạn làm việc.

 

Làm như vậy, sếp sẽ không thể ngang nhiên cướp đoạt công sực của bạn bỏ ra, đồng thời cũng chẳng lý do gì ghét bạn được.

 

Ăn to nói lớn, uy hiếp nhân viên bằng lời nói:

 

Chưa thấy người đã nghe thấy tiếng quát. Sếp thường hay nặng lời và mất bình tĩnh với cấp dưới. Trong phòng, lúc nào cũng nghe thấy tiếng sếp quát nạt ai đó, bất kể làm việc tốt đến đâu cũng bị sếp soi ra khuyết điểm và… mắng.

 

Đứng trước tình huống này, bạn không nên im lặng nhưng cũng đừng bức xúc quá mà “ăn miếng trả miếng”. Hãy nhẹ nhàng, từ tốn nói: “Em nghĩ mình hay các đồng nghiệp khác sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu được chỉ bảo trong không khí bớt nặng nề hơn như thế này. Sự nóng giận của anh/chị làm em không thể tập trung và bình tĩnh làm việc được”.

 

Nếu có dịp trò chuyện, tiếp xúc thân mật đừng ngại tâm sự với sếp biết bạn và các đồng nghiệp muốn sếp thay đổi thái độ với nhân viên.

 

Sếp thích “soi” nhân viên:

 

Sếp muốn khẳng định vai trò, vị trí của mình nên thường xem sét, săm soi từng câu từng chữ của các bản hợp đồng hay các báo cáo do nhân viên cấp dưới đánh. Không chỉ vậy, lịch làm việc, công tác của bạn cũng nằm trong ngăn kéo của sếp, chỉ một phút đi muộn cũng trở thành lỗi.

 

Với những người quản lý như vậy, bạn đừng quá ức chế quá dẫn đến căng thẳng. Hãy cố gắng hoàn thành thật tốt nhiệm vụ được giao, để sếp thấy rõ bạn đã cố gắng như thế nào. Ngoài ra cũng đề đạt những khó khăn của bản thân cho sếp biết và tìm cách khắc phục.

 

Không đoái hoài đến quyền lợi của nhân viên

 

Con bạn ốm, bạn quá căng thẳng, công việc quá nhiều, nhà xa, lương thấp không đảm bảo cuộc sống… Mọi lý do bạn đưa ra đều không được sếp đoái hoài, quan tâm. Trong lúc bạn lo lắng vì nhiều vấn đề không thể tự mình giải quyết được thì sếp đứng ở trên cao, lạnh lùng chỉ tay xuống: “Tôi không biết, cứ đúng ngày này công việc tôi giao phải ở trên bàn tôi”.

 

Để thoát khỏi tình trạng này, tốt nhất bạn nên khéo léo đưa sếp vào làm cùng bạn, thường xuyên hỏi ý kiến cấp trên những phần công việc bạn làm được. Đồng thời dò hỏi, nhờ sếp chỉ dẫn những bí quyết làm việc nhanh hiệu quả. Sếp sẽ thấy có cảm giác đang “đi chung thuyền” với bạn và sẽ hiểu, thông cảm với nhân viên hơn.

 

Sếp “lề mề”

 

Phương châm của sếp là: “Việc gì cũng phải từ từ” nhưng khi chậm báo cáo, sếp lại đổ mọi tội lỗi lên đầu bạn. Không ít lần, bạn mất ăn mất ngủ để giải quyết công việc vào giờ chót.

 

Nếu rơi vào tình huống này, bạn không nên chờ đợi hay miễn cưỡng chấp nhận những điều vô lý mà sếp bắt bạn phải làm. Nên thường xuyên đề nghị cấp trên liệt kê ra các yêu cầu của công việc cần phải làm trước trong khoảng thời gian giới hạn. Với những chiêu như thế, sếp khó lòng có thể giữ bạn lại sau giờ làm để giải quyết công việc.

 

Anh Ngà