1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Liên quan tới khảo sát “lao động cưỡng bức” của Verite’:

Bộ LĐ-TB&XH sẽ kiểm tra sự xác thực của thông tin "lao động cưỡng bức"

(Dân trí) - Trao đổi với phóng viên Dân trí chiều 20/9, Thứ trưởng thường trực Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa cho biết, Bộ LĐ-TB&XH đang yêu cầu Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia kiểm tra tính xác thực của thông tin về việc lao động Việt Nam bị “cưỡng bức lao động” theo như khảo sát của Tổ chức Verite’.

Nhận định về báo cáo có nhắc tới việc lao động Việt Nam bị cưỡng bức trong ngành công nghiệp điện tử tại Malaysia, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa cho rằng thiếu tính thuyết phục bởi những thông tin không đưa ra được một địa chỉ cụ thể nào tại Malaysia có xảy ra tình trạng này.

“Tôi cho rằng đây là báo cáo của tổ chức phi chính phủ cần có sự kiểm chứng việc tính xác thực”Ƞ- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa cho biết.

Về tình hình lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia theo các hợp đồng phái cử, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa cho biết các hợp đồng tuyển người đều được phía Việt Nam thẩm ȑịnh từ mức lương, điều kiện làm việc và các yếu tố khác.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa cho rằng, dù thông tin của báo cáo chưa có cơ sở nhưng là điều để cần xem xét lại và không được chủ quan.

Ngay sau khi có thông tin trên, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa đã yêu cầu Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia để rà soát lại thông tin lao động Việt Nam. Đặc biệt là những nhà máy sản xuất điện tử có sử dụng lao độnɧ Việt Nam, nơi nào chưa nắm rõ thì sẽ tới tận nơi để kiểm tra lại.

“Sắp tới đây, phía Việt Nam sẽ làm việc lại với bên Malaysia để đàm phán ký lại Bản thỏa thuận hợp tác lao động. Những vấn đề này chúng ta sẽ đặt ra với phía bạn. Tôi tin rằng hai nước sẽ xử lý được việc này” - ông Nguyễn Thanh Hòa cho biết.

Trước tình tình này, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng phát đi thông cáo bày ɴỏ sự lo ngại đặc biệt về những phát hiện đưa ra trong báo cáo của Verité với tựa đề “Lao động cưỡng bức trong sản xuất đồ điện tử ở Malaysia - Nghiên cứu toàn diện về phạm vi và đặc điểm”.

“Mặc dù không ở vị tɲí xác minh các con số cụ thể đưa ra trong báo cáo, nhưng ILO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương khẳng định rằng có tồn tại những vấn đề thực sự về điều kiện làm việc, công việc và quá trình tuyển dụng, đặc biệt là đối với người lao động nhập cư và những vấnȠđề này cần được giải quyết một cách cấp bách” - Thông cáo của ILO nhấn mạnh.

ILO đã nêu ý kiến của mình với Chính phủ Malaysia, tổ chức của chủ sử dụng lao động và người lao động về việc dự thảo một dự án Luật ɮhằm thắt chặt các quy định đối với công ty tuyển dụng tư nhân.

“Chúng tôi ghi nhận những nỗ lực của những chủ sử dụng lao động có trách nhiệm tại Malaysia - những người đang cố gắng đảm bảo rằng những vấn nạn ɮày bị loại khỏi nơi làm việc và chuỗi cung ứng của họ.” - thông cáo của ILO cho biết.

ILO đang làm việc với Liên đoàn Chủ sử dụng lao động của Malaysia (MEF) để xây dựng những hướng dẫn về tuyển dụng và bố trí ɶiệc làm cho lao động di cư.

MEF cũng đã đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ nhằm làm giảm bóc lột, chi phí và làm cho quá trình tuyển dụng công bằng và minh bạch hơn.

Tổ chức Công đoàn Malaysia (MTUC) từ lâu đã luôn ủng hộ việc cải thiện các chính sách và thông qua trung tâm hỗ trợ lao động di cư, đã giúp đỡ nhiều trường hợp tìm lại công lý.

Hoàng Mạnh

Theo thông cáo của ILO:

Verité là một tổ chức phi chính phủ quốc tế. Công bố báo cáo ngày 17/9 vừa qua của Verité, cho thấy một phần ba lao động nhập cư trong ngành điện tử tại Malaysia (bao gồm các lao động Việt Nam) ở trong tình trạng bị cưỡng bức lao động.

Báo cáo với tựa đề “Lao động cưỡng bức trong sản xuất đồ điện tử ở Malaysia - Nghiên cứu toàn diện về phạm vi và đặc điểm” bao gồm những phát hiện từ một cuộc điều tra kéo dài 2 năm do Bộ Lao động Hoa Kỳ tài trợ. Verité cho biết báo cáo dựa trên những tiêu chuẩn về lao động cưỡng bức của ILO.

Báo cáo cho thᶥy 32% trong tổng số gần 200.000 lao động nước ngoài làm việc trong ngành này thuộc tình trạng lao động cưỡng bức, nghĩa là liên quan đến việc họ bị giữ hộ chiếu và phải làm việc thêm giờ để trả những món nợ do bị thu phí môi giới tuyển dụng quá cao và bấtĠhợp pháp.

Theo Verité, mỗi lao động Việt Nam phải trả phí môi giới tuyển dụng là 3.500 Malaysian Ringgit (tương đương 1.080 USD) - mức cao nhất so với các nước, bao gồm cả Myanmar, Indonesia và Nepal. Trong khi đó, lao động Vi᷇t Nam nhận lương thấp nhất - chưa đến 1.000 Malaysian Ringgit (308 USD)/tháng...