Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Làm càng sớm càng tốt
Bảo hiểm hưu trí tự nguyện (BHHTTN) cần được thực hiện càng sớm càng tốt vì trì hoãn sẽ làm cho việc đảm bảo cuộc sống người nghỉ hưu khó khăn hơn.
Hơn 200 nhà quản lý, doanh nghiệp đã tham gia thảo luận về việc thực hiện BHHTTN. Ảnh VGP/Thu Cúc.
Ngày 30/7, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức hội thảo “Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động”.
Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện được đánh giá là một trong những giải pháp nhằm giảm gánh nặng của quỹ BHXH, tăng an sinh xã hội, đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp và người lao động.
Sự ra đời của loại hình bảo hiểm này đã tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân có thể tự tham gia, đóng góp, có thêm nguồn thu nhập ổn định khi đến tuổi về hưu. Hình thức bảo hiểm này cũng tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp đa dạng hóa loại hình hoạt động, làm phong phú thêm sản phẩm bảo hiểm, góp phần hỗ trợ, bổ sung thêm nguồn quỹ bảo hiểm hưu trí quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Đặc biệt, việc hình thành và phát triển hai loại hình BHHTTN sẽ góp phần bổ sung thêm trụ cột vào hệ thống hưu trí đơn lẻ hiện nay, giúp cải cách hệ thống hưu trí Việt Nam dần trở thành hệ thống đa trụ cột, đem lại sự bền vững hơn cho hệ thống hưu trí.
Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ LĐTBXH Trường Giang khẳng định, hiện tại là thời điểm tốt nhất để thực hiện BHHTTN, bởi Việt Nam đang có cơ cấu “dân số vàng” với lực lượng lao động hơn 58% dân số. Cơ sở hạ tầng để thực hiện BHHTTN đã sẵn sàng với 46 công ty quản lý quỹ, 9 ngân hàng có chức năng giám sát.
Thực tế, hiện nay đã có một số doanh nghiệp thực hiện bảo hiểm hưu trí bổ sung cho nhân viên. Tuy nhiên, do chưa có khung khổ pháp lý đầy đủ, nên mỗi doanh nghiệp thực hiện một cách khác nhau, không có sự thống nhất chung để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người lao động.
Theo ông Phạm Trường Giang, BHHTTN cần được thực hiện càng sớm càng tốt vì việc trì hoãn sẽ làm cho việc đảm bảo cuộc sống người nghỉ hưu khó khăn hơn. Có thể thấy, trong giai đoạn 2007-2012, qua 6 lần điều chỉnh, lương hưu đã tăng bình quân 26,8%/năm. Trong khi đó, lãi suất đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH cơ bản cùng thời kỳ chỉ tăng bình quân khoảng 10,1%/năm. Điều này tạo áp lực rất lớn lên Quỹ BHXH hiện tại và ngân sách nhà nước. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục gia tăng nhanh trong các năm tới.
Dưới góc độ của doanh nghiệp và người lao động, ông Vũ Xuân Tiền, Trưởng ban phản biện chính sách Hội đồng các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam cũng cho rằng cần triển khai sớm BHHTTN. Bởi lẽ, đây là hình thức hỗ trợ đắc lực cho BHXH, khắc phục được nhược điểm của BHXH là đối tượng hạn chế và yêu cầu phải có hợp đồng lao động.
Đồng thời, loại hình bảo hiểm này giúp đa dạng hóa và cải thiện lương hưu cho người lao động khi nghỉ hưu, giảm rủi ro phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ hưu trí cơ bản, giảm gánh nặng cho các thế hệ lao động kế cận. Đặc biệt, thông qua việc quản lý bằng tài khoản cá nhân, người lao động có thể biết rõ thu nhập tương lai của mình, từ đó thúc đẩy động lực tiết kiệm.
Về lợi ích lâu dài đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động thì đây là biện pháp thu hút nhân tài, giữ chân lao động. Vì vậy, theo ông Vũ Xuân Tiền, doanh nghiệp cần tuyên truyền rộng hơn để người lao động biết tới loại hình bảo hiểm này và cần xây dựng các hợp đồng BHHTTN đơn giản, dễ hiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động.
Ngày 30/7, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức hội thảo “Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động”.
Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện được đánh giá là một trong những giải pháp nhằm giảm gánh nặng của quỹ BHXH, tăng an sinh xã hội, đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp và người lao động.
Sự ra đời của loại hình bảo hiểm này đã tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân có thể tự tham gia, đóng góp, có thêm nguồn thu nhập ổn định khi đến tuổi về hưu. Hình thức bảo hiểm này cũng tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp đa dạng hóa loại hình hoạt động, làm phong phú thêm sản phẩm bảo hiểm, góp phần hỗ trợ, bổ sung thêm nguồn quỹ bảo hiểm hưu trí quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Đặc biệt, việc hình thành và phát triển hai loại hình BHHTTN sẽ góp phần bổ sung thêm trụ cột vào hệ thống hưu trí đơn lẻ hiện nay, giúp cải cách hệ thống hưu trí Việt Nam dần trở thành hệ thống đa trụ cột, đem lại sự bền vững hơn cho hệ thống hưu trí.
Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ LĐTBXH Trường Giang khẳng định, hiện tại là thời điểm tốt nhất để thực hiện BHHTTN, bởi Việt Nam đang có cơ cấu “dân số vàng” với lực lượng lao động hơn 58% dân số. Cơ sở hạ tầng để thực hiện BHHTTN đã sẵn sàng với 46 công ty quản lý quỹ, 9 ngân hàng có chức năng giám sát.
Thực tế, hiện nay đã có một số doanh nghiệp thực hiện bảo hiểm hưu trí bổ sung cho nhân viên. Tuy nhiên, do chưa có khung khổ pháp lý đầy đủ, nên mỗi doanh nghiệp thực hiện một cách khác nhau, không có sự thống nhất chung để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người lao động.
Theo ông Phạm Trường Giang, BHHTTN cần được thực hiện càng sớm càng tốt vì việc trì hoãn sẽ làm cho việc đảm bảo cuộc sống người nghỉ hưu khó khăn hơn. Có thể thấy, trong giai đoạn 2007-2012, qua 6 lần điều chỉnh, lương hưu đã tăng bình quân 26,8%/năm. Trong khi đó, lãi suất đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH cơ bản cùng thời kỳ chỉ tăng bình quân khoảng 10,1%/năm. Điều này tạo áp lực rất lớn lên Quỹ BHXH hiện tại và ngân sách nhà nước. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục gia tăng nhanh trong các năm tới.
Dưới góc độ của doanh nghiệp và người lao động, ông Vũ Xuân Tiền, Trưởng ban phản biện chính sách Hội đồng các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam cũng cho rằng cần triển khai sớm BHHTTN. Bởi lẽ, đây là hình thức hỗ trợ đắc lực cho BHXH, khắc phục được nhược điểm của BHXH là đối tượng hạn chế và yêu cầu phải có hợp đồng lao động.
Đồng thời, loại hình bảo hiểm này giúp đa dạng hóa và cải thiện lương hưu cho người lao động khi nghỉ hưu, giảm rủi ro phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ hưu trí cơ bản, giảm gánh nặng cho các thế hệ lao động kế cận. Đặc biệt, thông qua việc quản lý bằng tài khoản cá nhân, người lao động có thể biết rõ thu nhập tương lai của mình, từ đó thúc đẩy động lực tiết kiệm.
Về lợi ích lâu dài đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động thì đây là biện pháp thu hút nhân tài, giữ chân lao động. Vì vậy, theo ông Vũ Xuân Tiền, doanh nghiệp cần tuyên truyền rộng hơn để người lao động biết tới loại hình bảo hiểm này và cần xây dựng các hợp đồng BHHTTN đơn giản, dễ hiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động.
Theo Chinhphu.vn