1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

8X xứ Lạng thu trăm triệu đồng/năm từ nuôi ong mật

Nhờ tận dụng và nắm bắt các lợi thế về khí hậu, địa lý,... của vùng rừng núi, anh Hoàng Văn Cương (SN 1982) thôn Quảng Trung I, xã Quảng Lạc, TP.Lạng Sơn (Lạng Sơn) đã nuôi ong mật phát triển kinh tế, mỗi năm lợi nhuận gần 200 triệu đồng/năm.

Đến thăm trại ong khi anh Cương đang tất bật với công việc kiểm tra từng đàn ong trong vườn. “Ong thì tùy đàn, có đàn thì rất hung dữ động vào là phi như tiêu, chích liên tục nhưng có đàn thì “hiền dịu” lắm”, anh Cương cười đùa.

Một đàn ông trung bình có khoảng 2.000 con ong gồm: ong chúa, ong lấy mật, ong đực, ong cảnh vệ...
Một đàn ông trung bình có khoảng 2.000 con ong gồm: ong chúa, ong lấy mật, ong đực, ong "cảnh vệ"...

Dẫn chúng tôi thăm trại ong, anh Cương cho biết: Gia đình anh vốn đã nuôi ong từ lâu nhưng nuôi với số lượng đàn ít và nuôi theo kiểu truyền thống nên ong chỉ ở một thời gian rồi bay đi. “Tôi từng đi bộ đội, sau đó đi học nghề sửa chữa ô tô và làm việc dưới Hà Nội. Cuộc đời cứ đi suốt, xa nhà mãi rồi cuối cùng cũng phải về nên năm 2015 tôi bắt đầu phát triển lại đàn ong của gia đình”, anh Cương nhớ lại

“Tôi bắt tay vào phát triển đàn ong của gia đình và mua thêm đàn với giá 200.000/cầu ong. Một đàn tôi ghép 2 cầu lại, sau 1 thời gian áp dụng các kỹ thuật tự học hỏi được, đàn ong tăng lên 30 đàn”, anh Cương nói.

Anh Cương thường xuyên kiểm tra đàn ong tại trại nuôi.
Anh Cương thường xuyên kiểm tra đàn ong tại trại nuôi.
Do thường xuyên thay ong chúa nên đàn ong của trại nuôi anh Cường luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.
Do thường xuyên thay ong chúa nên đàn ong của trại nuôi anh Cường luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.

Theo anh Cương nuôi ong mật mang lại nhiều lợi ích, đầu ra cũng khá ổn định. Ngoài thu được mật, phấn hoa, sữa ong chúa... nuôi ong mật còn giúp cây cối trong vườn thụ phấn tốt, đơm hoa, kết trái. Đồng thời anh còn thiết kế thùng đựng để bán, tạo đàn rồi bán đàn cho nhiều người có nhu cầu nuôi ong lấy mật. “Nghề nuôi ong dễ mà khó. Dễ với những người ham thích, chịu học hỏi và muốn gắn bó lâu dài với nghề nhưng lại khó với những ai thích ăn xổi, không chịu đầu tư kỹ thuật, không bền gan theo đuổi”, anh nói.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế mà con ong đem lại, cộng với sự quyết tâm, ham học hỏi, từ vài đàn ong ban đầu anh Cương đã nghiên cứu tạo ra con ong chúa mới để tách đàn, thay ong chúa thường xuyên để đàn luôn khỏe mạnh. Đến nay, anh đã có hơn 70 đàn ong cho khai thác mật. Anh Cương còn dự kiến sẽ tăng thêm 120 đàn trong thời gian tới.

Đàn càng khỏe và đông thì càng nhiều cầu ong trong 1 thùng. Trung bình 1 cầu ong anh Cương bán giống với giá 200.000 đồng/cầu.
Đàn càng khỏe và đông thì càng nhiều cầu ong trong 1 thùng. Trung bình 1 cầu ong anh Cương bán giống với giá 200.000 đồng/cầu.

Trung bình, một đàn ong cho thu từ 10-15 lít mật/mùa, giá thị trường hiện nay từ dao động từ 250-300.000 đồng/lít mật. Với hơn 70 đàn ong hiện tại, nếu thời tiết thuận lợi thì anh Cương dự kiến thu 600 lít mật. “Năm ngoái hơn 40 đàn, tôi thu 450 lít mật bán với giá 300.000 đồng/lít. Ngoài ra tôi còn bán cả thùng đựng (tổ), áo mũ chống ong chích, bán ong đàn”, anh cho biết.

Với kinh nghiệm nhiều năm nuôi ong, anh Cương cho biết, nhiều nơi khi hoa rừng hết mùa, người nuôi phải đưa ong đi tìm mật. Tuy nhiên, theo anh Cương, Lạng Sơn là vùng núi của "lộc rừng", nhiều cây ngũ gia bì, hoa của loại cây này tạo nên mật thơm ngon và được đánh giá cao nên anh chưa phải di chuyển đàn ong. “Mật ong mà ong lấy mật ở cây ngũ gia bì có chất lượng mật ngon và tốt gấp 3 - 4 lần mật ong bạc hà”, anh Cương nói.

Theo anh Cương thì đây là những con ong có nhiệm vụ bảo vệ tổ.
Theo anh Cương thì đây là những con ong có nhiệm vụ bảo vệ tổ.

“Nuôi ong, công sức và thời gian bỏ ra chỉ bằng nửa làm ruộng vườn nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo, chăm bẵm ong như trẻ nhỏ. Mỗi người nuôi ong cũng phải cần mẫn như con ong. Người nuôi phải có kinh nghiệm và có kỹ thuật, chỉ có kiên trì học hỏi thì mới đúc rút được kinh nghiệm cho bản thân”, anh Cương chia sẻ.

Hiện khu vườn nuôi ong của gia đình anh đã bắt đầu chật nên anh phải di chuyển đàn ong đến nhiều khu vực khác trong vùng rừng núi....
Hiện khu vườn nuôi ong của gia đình anh đã bắt đầu chật nên anh phải di chuyển đàn ong đến nhiều khu vực khác trong vùng rừng núi....

Theo anh Cương, để đàn ong mật phát triển khoẻ mạnh và cho ra những giọt mật chất lượng, bắt buộc người nuôi phải am hiểu địa lý vùng miền và tập tính của loài ong. Người nuôi phải nắm bắt được mùa nào hoa nở rộ để di chuyển chúng đến nơi có nguồn mật hoa dồi dào. Thời tiết nắng mưa thất thường cũng là yếu tố quan trọng mà người nuôi ong cần chú ý.

Anh Cương cho hay, hằng ngày, phải chăm sóc đàn ong tỉ mỉ và khoa học với nhiều công đoạn như tạo ong chúa, tách đàn, quản lý đàn ong theo mùa… Sản lượng mật hoa khai thác được nhiều hay ít phụ thuộc vào hai yếu tố chính: Thứ nhất thời tiết thuận lợi, trời nắng đẹp, mật hoa đặc thì ong sẽ lấy mật nhanh; thứ hai là đàn ong phải khỏe, trong thùng phải bảo đảm có từ 8 - 10 cầu ong thì khai thác mật mới nhanh.

“Nuôi ong muốn mật nhiều và chất lượng thì không thể ngồi yên một chỗ. Khi hết mùa hoa mình phải biết dưỡng ong, cho ăn thêm thức ăn như đường, sữa, nước ngọt… để nuôi ong và tạo mật”, anh Cương chia sẻ kinh nghiệm nuôi ong mật.

Mỗi năm từ nuôi ong mật anh Cương có doanh thu 150- 200 triệu đồng, nhờ “chỉ huy” tốt triệu quân mini cuộc sống của gia đình anh đầy đủ và kinh tế ổn định hơn.

Theo Chang Liễu/danviet.vn