5 quy luật đặt câu hỏi cho người phỏng vấn
(Dân trí) - Với việc có thêm 573.000 công việc thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, những nhân viên ở Mỹ từng có ý định thôi không tìm kiếm việc làm đã quay trở lại. Tuy nhiên việc này lại làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp dù sự gia tăng việc làm có dấu hiệu tích cực.
Sau đây là năm quy luật đặt câu hỏi cho người phỏng vấn sẽ giúp bạn tỏa sáng và ghi điểm trước các nhà tuyển dụng.
1- Đặt nhưng câu hỏi có kết thức mở”
Những câu hỏi kết thúc đóng là những câu hỏi có thể trả lời là “có” hoặc “không” với những từ như “có phải là…không?” hay là “công ty…phải không?”. Và những câu hỏi kết thúc mở là những câu hỏi bắt đầu với những từ như “làm thế nào?”, “khi nào?”, và “ai?”. Những câu hỏi này sẽ mở ra cơ hội mới cho cuộc trò chuyện và làm giàu thêm sự trao đổi thông tin.
- Đây là câu hỏi có kết thúc đóng:
Ứng cử viên: Có phải công ty mình có trung tâm chăm sóc trẻ em ngay trong tòa nhà không?
Người phỏng vấn: Đúng vậy.
- Câu hỏi có kết thúc mở:
Ứng củ viên: Công ty có thể hỗ trợ những ông bố bà mẹ đang phải đi làm như thế nào?
Người phỏng vấn: Để tôi chỉ cho bạn về trung tâm chăm sóc trẻ em đã từng đoạt được nhiều giải thưởng của chúng tôi. Nó nằm ngay trong tòa nhà này. Tạp chí “Working Women” đã bình chọn nó là một trong mười trung tâm chăm sóc trẻ em hàng đầu tại Mỹ…
2- Đặt những câu hỏi ngắn
Không có gì có thể phá vỡ buổi phỏng vấn hơn việc ứng cử viên “phun” ra một câu hỏi dài và phức tạp để rồi khiến người phỏng vấn có vẻ bối rối và trả lời rằng: “Xin lỗi, tôi không hiểu câu hỏi của bạn.” Hãy giới hạn các câu hỏi của bạn chỉ trong một quan điểm. Bạn tránh đắt câu hỏi dài dòng như sau:
“Tôi biết rằng doanh số bán hàng quốc tế là điều rất quan trọng, vậy doanh thu kiếm được từ nước ngoài của công ty là bao nhiêu, nó tăng trưởng, sụt giảm hay giữ ở mức ổn định.
Thuế hải quan có gây khó khăn gì không và sự dao động của tiền tệ tác động như thế nào tới sự xáo trộn này?”
Không nhà phỏng vấn nào mong đợi sẽ nhận được một câu hỏi phức tạp như vậy. Nếu bạn nghĩ rằng một cuộc nói chuyện về những vấn đề này thực sự là những điều bạn quan tâm, hãy thể hiển mối quan tâm đó và sau đó chia nó ra thành những câu hỏi nhỏ.
3- Đừng bao giờ cắt ngang lời người phỏng vấn
Hãy chờ cho đến khi người phỏng vấn hoàn thành câu hỏi của họ. Tưởng tượng một cuộc nói chuyện như sau:
Người phỏng vấn: Tôi nhận thấy trong bản CV bạn có nói bạn đã có 6 lần thay đổi công việc trong sáu năm qua…
Ứng củ viên (cắt ngang): … và ông muốn tôi giải thích về sự thay đổi công việc này phải không?
Nhà tuyển dụng: ... Thực sự là, tôi muốn hỏi bạn đã thu được những kỹ năng mới nào từ những công việc đó. Nhưng vì bạn đề cấp đến sự thay đổi công việc, nên tôi quan tâm đến khả năng gắn kết lâu dài của bạn với một công ty.
Tình huống trên thất đáng tiếc cho nhưng người đang đi tìm kiếm việc làm phải không. Tốt hơn hết là bạn nên chờ một câu hỏi trọn vẹn. So với ứng cử viên trên, bạn sẽ nhận được nhiều thuận lợi nếu biết chờ đợi:
Người phỏng vấn: Tôi nhận thấy trong bản CV bạn có nói bạn đã có 6 lần thay đổi công việc trong sáu năm qua. Bạn có thể cho tôi biết bạn đã thu được những kỹ năng mới nào từ những trải nghiệm đó.
Ứng củ viên: Có phải ý ông muốn biết tôi đã thu thấp được nhưng kinh nghiệm quan trong nào cho mình từ những công việc tôi từng làm, phải không?
Nhà tuyển dụng: Chính xác.
Ứng cử viên: Câu hỏi rất thú vị thưa ông! Các công việc đã giúp tôi…
4- Cố gắng nhận được câu trả lời “Có”, “Đúng vây” càng nhiều càng tốt
Mục tiêu của bạn trong cuộc phỏng vấn là kết thúc với sự đồng ý của nhà tuyển dụng. Vì vậy, càng có nhiều câu trả lời “đúng vây” hoặc những câu khẳng định sự đồng ý, bạn sẽ nhận được càng nhiều thuận lợi. Tại sao lại như vây? Tất cả mọi người, bao gồm cả người phỏng vấn đều thích sự đồng ý. Rất ít người thích nói “không”. Ai là người thích sự tranh cãi? Chắc chắn là không ai. Cách tốt nhất để tránh sự tranh cãi là hãy nói “có”, “đúng vậy”.
Nếu cuộc phỏng vấn có đạt được hàng loạt những câu trả lời đồng ý hay ưng thuận, thì hãy nghĩ tới việc cuộc phỏng vấn sẽ dễ dàng hơn khi người phỏng vấn trả lơi là “có” trong câu hỏi cuối cùng, và vì thế không nên hỏi thẳng rằng:
Tôi nghĩ rằng những gì tôi thể hiện khiến tôi thực sự phù hợp với công việc này. Tôi rất mong muốn được trở thành thành viên của công ty. Liệu chúng ta có thể ký hợp đồng được không?
Nói một cách chính xác, những câu hỏi khôn khéo là những câu hỏi định hình được câu trả lời của người phỏng vấn. Đạt được điều đó, câu trả lời bạn muốn hoặc kỳ vọng từ người phỏng vấn sẽ tích cực hơn:
Ứng cử viên: Tôi tực sự bị ấn tượng bởi sản phẩm A công ty. Nó đã và đang là sản phẩm dẫn đầu trong suốt 50 năm qua phải không ạ?
Người phỏng vấn (Trả lời một cách đầy tự hào): Đúng vậy.
Ứng cử viên: Tôi thấy trong báo cáo hàng năm công ty đã dành 50 triệu đô la tương đương 25% doanh thu cho việc nghiên cứu và phát triển. Khoản tiền này nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh phải không?
Người phỏng vấn: Đúng vậy. Chúng tôi dẫn đầu ngành công nghiệp trong vấn đề nghiên cứu và phát triển.
Ứng cử viên: Khi trên thị trường có nhiều mặt hàng giống như sản phẩm A của công ty, chúng ta sẽ phải tạo ra những điểm khác biệt cho sản phẩm của mình đúng không ạ? Cụ thể, công ty đã làm những gì để bảo vệ thì phần của nó trong những năm qua?
5- Sử dụng cách xưng hô “chúng ta”
Hãy nhìn lại đoạn hội thoại cuối cùng. Bạn có để ý thấy rằng ứng cử viên đã thay đổi một cách khéo léo cách xưng hô từ “ông/bà” hoặc “anh/chị” bằng “chúng ta”. Những từ thể hiển tính tập thể như “chúng ta”, “của chúng ta” sẽ tạo ấn tượng rằng ứng cử viên thực sự đã là một thành viên của công ty. Chắc chắn, nếu người phỏng vấn cảm thấy thoải mái khi nghĩa rằng bạn đã là thành viên của công ty, cơ hội tìm được việc làm của bạn sẽ càng cao. Và cơ hội đó sẽ càng mở rộng nếu bạn coi lợi ích của “họ”, tức lới ích của công ty là lợi ích chung, lợi ích của “chúng ta”.
Xuân Thanh
Theo Careerbuilder