5 định kiến nhận thức ai cũng mắc phải
Có những định kiến nhận thức mà dù biết là sai nhưng não bộ của bạn vẫn luôn đi theo lối mòn và áp đặt chúng lên người khác.
Nhiều người nghĩ bộ não của chúng ta là một cỗ máy được lập trình hoàn hảo và không bao giờ bị hỏng.
Tuy nhiên chúng có những lỗi riêng, được gọi là thành kiến nhận thức. Đó là gì, hãy cùng điểm lại để xem não bộ của bạn có dễ bị đánh lừa không.
1. Nghĩ ai cũng biết điều mình biết
Không ít người trong chúng ta cho rằng, ai cũng sẽ biết những điều mà mình biết và cho nó là hiển nhiên.
Trong một cuộc thử nghiệm, các nhà tâm lý chia những người tham gia thành hai nhóm. Một nhóm làm "người vỗ tay" và nhóm còn lại làm "người lắng nghe".
Nhóm người vỗ tay sẽ vỗ tay theo nhịp điệu của một bài hát và nhóm còn lại có nhiệm vụ đoán ra bài hát đó. Nhóm người đầu tiên nghĩ rằng ít nhất 50% trong số còn lại sẽ biết đáp án. Nhưng chỉ có 2,5% người trả lời đúng mà thôi.
Sự thật là những người biết được nhiều thông tin hơn đã vô tình áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác, nghĩ rằng họ ắt hẳn phải biết điều giống mình. Do đó bộ não của họ không thể nhìn từ quan điểm của những người chưa có kiến thức đó ở trong đầu.
2. Ảo tưởng về khả năng thấu cảm
Mọi người có xu hướng đánh giá quá cao khả năng người khác có thể thấu hiểu bản thân mình.
Bạn nghĩ một người khác khi nhìn vào bạn sẽ đoán được bạn đang nghĩ gì hoặc cảm thấy như thế nào, có thể là nỗi lo lắng và thiếu tự tin. Nhưng thật ra, hầu như không phải ai cũng là nhà ngoại cảm để đọc được suy nghĩ của người khác.
3. Cái gì cũng muốn giữ
Hẳn bạn đã từng giữ khư khư 1 đôi giày chật, hay cất kĩ 1 chiếc áo trong tủ dù chẳng bao giờ dùng tới.
Theo các chuyên gia, đây là hiện tượng Hiệu ứng sở hữu - được Richard Thaler và Daniel Kahneman mô tả vào những năm 1970.
Trong tâm lý học và hành vi kinh tế, hiệu ứng sở hữu là giả thuyết trong đó mọi người gán giá trị lớn hơn cho một vật chỉ vì họ sở hữu chúng. Hiểu đơn giản, khi 1 thứ được trao cho bạn, nó là của bạn. Và giờ ai đó muốn bạn bỏ chúng đi, cảm giác bị mất đồ, bị thiệt cũng thật tệ hại.
Nên nếu họ sẵn lòng bán đi đồ vật mình yêu thích, họ sẽ bán với giá cao hơn so với lúc họ mua chúng.
4. Thỏa thuận bản thân, hợp lý hóa hành động
Không ít người từng lâm vào trường hợp sau khi mua 1 thứ gì đó đắt tiền nhưng về lại hơi hối hận vì không dùng đến nó.
Nhưng bạn lại luôn có xu hướng tìm lý do để thuyết phục mình rằng đó là 1 lựa chọn đúng đắn, và tin tưởng thứ đó là vô cùng xứng đáng với số tiền mình bỏ ra.
Các nhà khoa học đặt tên cho hiện tượng này "hội chứng Stockholm".
5. Xu hướng biện hộ cho những quan điểm của mình
Mọi người đều đi tìm lý lẽ thuyết phục để chứng minh ý kiến của họ đúng. Và điều này có nghĩa là họ chỉ thường ghi nhớ thông tin một cách có chọn lọc và ưu tiên những điều mà không mâu thuẫn với quan điểm hiện có mà thôi.
Do vậy, ngay từ đầu - não bộ đã có xu hướng tìm kiếm thông tin, hiểu và ghi nhớ chúng theo thành kiến có sẵn.
Theo Doanh nhân Sài gòn/Brightside, BBC