1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Xu hướng lên sàn của các doanh nghiệp bất động sản

(Dân trí) - Xu hướng niêm yết lên sàn chứng khoán (IPO) của các công ty bất động sản tại Việt Nam đang ngày một nhiều hơn khi thị trường có nhiều diễn biến mới, trong đó vị thế của các doanh nghiệp bất động sản ngày càng được giới đầu tư quan tâm chú ý.

Từ những dự án đẳng cấp, vị thế các doanh nghiệp bất động sản miền Trung đã vươn tầm cả nước
Từ những dự án đẳng cấp, vị thế các doanh nghiệp bất động sản miền Trung đã vươn tầm cả nước

Giảm tải áp lực kênh tín dụng ngân hàng

Ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành, Savills Vietnam cho biết nhà đầu tư nước ngoài cũng đang có sự quan tâm lớn đối với thị trường bất động sản Việt Nam khi thị trường được hỗ trợ bởi tăng trưởng GDP cao, hệ thống tài chính tiền tệ tương đối ổn định, nhân khẩu trẻ, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng…

Điều này được chứng thực khi cuối 2017 vừa qua, hai quỹ ngoại lớn nhất Việt Nam là Dragon Capital và VinaCapital đã trở thành cổ đông chiến lược với Công ty CP Bất động sản Thế kỷ (Cen Land) - Tập đoàn CENGROUP. Cũng trong tháng 12/2017, Dragon Capital cũng đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest) với tỷ lệ cổ phần tham gia là 15% vốn điều lệ. Không chỉ CEN Land và Hải Phát, Dragon Capital cũng đã gom mua cổ phần của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest (VPI) khi doanh nghiệp này lên niêm yết trên sàn Hà Nội (HNX).

Cũng trong năm 2017, thị trường bất động sản đã chứng kiến những đợt sóng lên sàn của hàng loạt các công ty bất động sản để đón đầu cơ hội như Công ty cổ phần Vincom Retail (VRE), Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (VPI), Công ty cổ phần Đầu tư Everland (EVG), Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Sài Gòn Co.op (SID), Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực miền Trung (LEC), Công ty cổ phần Kosy (KOS)…

Chuyên gia tài chính gốc Việt David Cuong từ Phố Wall (Hoa Kỳ) cho rằng Việt Nam đang đón nhận dòng vốn rất lớn từ nước ngoài nhờ sự nhạy bén của khối ngoại, thông qua các hoạt động M&A (mua bán sát nhập) cổ phần, cổ phiếu. Còn về phía các doanh nghiệp bất động sản, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán cùng thị trường bất động sản thời gian gần đây là thời cơ để các doanh nghiệp có thể tăng vốn thông qua IPO (chào bán cổ phần ra công chúng) và bán cổ phần cho cổ đông chiến lược để giảm bớt sự phụ thuộc tài chính vào ngân hàng. Và đây cũng là thời cơ để các nhà phát triển bất động sản có quy mô tương đối có thể tăng vốn điều lệ vươn mình để trở thành những định chế mới.

Theo chuyên gia David Cuong, mặc dù cơ hội là rất lớn, tuy nhiên thị trường bất động sản Việt Nam ngày càng có tính cạnh tranh và sàng lọc lớn sau quá trình tăng trưởng nhanh vừa qua thì chỉ những doanh nghiệp nào có sự định hướng phát triển đúng đắn, sở hữu các quỹ đất tốt có tiềm năng, đảm bảo về tài chính thì mới “đứng” được và đón nhận được sự quan tâm chú ý từ các nhà đầu tư. Còn ngược lại, những doanh nghiệp hoạt động mang tính “ăn xổi” thì tất yếu sẽ bị đào thải.

Diễn biến chú ý từ “tâm điểm” Miền Trung

Hiện nay, khi thị trường đã trải qua sự tăng trưởng liên tục trong suốt thời gian dài, do đó các thương hiệu dần tạo lập được vị trí của mình trên bức tranh toàn cảnh thị trường bất động sản. Nếu tại TP. Hồ Chí Minh, thị trường bắt đầu định hình với những cái tên Đất Xanh, Nam Long, Khang Điền hay Hưng Thịnh thì thị trường Hà Nội, Hải Phát, Văn Phú, CEN Land dần chứng tỏ được vị thế của mình trong việc chiếm lĩnh thị trường, hay Miền Trung - nơi tâm điểm của cơn sốt đất trong năm 2017 vừa qua là những cái tên như First Real, Protech, Sun Land...

Được biết, trong kế hoạch năm 2018 này, “ông trùm đất nền” Miền Trung First Real cũng đang hoàn tất các công đoạn chuẩn bị để niêm yết lên sàn chứng khoán TP. HCM (HOSE) trong năm 2018.

CEO Nguyễn Hào Hiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần First Real cho biết, việc niêm yết trước hết là việc tăng tính minh bạch và hiệu quả của doanh nghiệp thông qua việc có thêm cổ đông mới đồng thời sẽ tạo nền tảng cho kế hoạch phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược và các quỹ đầu tư nước ngoài của Công ty.

“Hiện First Real đã chính thức nhận công văn chấp thuận đại chúng và định hướng mục tiêu vốn hóa trong năm 2018 đạt 1000 tỷ. Điều này sẽ tạo thêm nguồn lực để Công ty tiếp tục đầu tư phát triển những dự án mới trong kế hoạch bao gồm các dự án thuộc phân khúc bất động sản cao cấp bên cạnh các dự án thuộc phân khúc bình dân mà công ty đã tạo nên thương hiệu trong những năm qua”, ông Nguyễn Hào Hiệp cho biết.

Theo CEO Nguyễn Hào Hiệp, tầm nhìn của First Real là đến năm 2020 là sẽ trở thành nhà phát triển bất động sản uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Hiện nay song song với các dự án tại thị trường Đà Nẵng, First Real đang có kế hoạch phát triển thêm 20 dự án mới tại Miền Trung - Tây Nguyên, trong đó có nhiều dự án hiện đã được cấp chủ trương đầu tư và đang trong quá trình chuẩn bị thực hiện.

Được biết, tính đến 31/3/2018, tổng tài sản của Công ty Cổ phần địa ốc First Real đạt 337,9 tỷ đồng. Trong năm First Real đã thanh khoản thành công hơn 3000 sản phẩm bất động sản với các dự án lớn như: Khu đô thị thương mại biển Sea View, khu đô thị ven sông River View, GAIA City, Khu phố chợ Điện Nam Bắc, Hilton Đà Nẵng… Đáng chú ý, tất cả các dự án nói trên, Công ty First Real đều đóng vai trò đầu tư, hoặc hợp tác đầu tư phát triển dự án.

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây

Thanh Nga

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm