Xem xét truy cứu hình sự với hành vi bán khống chứng khoán
(Dân trí) - UBCKNN cho biết, nếu phát hiện hành vi bán khống chứng khoán, các cá nhân, tổ chức liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu hình sự, UBCKNN sẽ chuyển cơ quan công an xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngày 7/9, để chấn chỉnh các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Công văn yêu cầu các tổ chức kinh doanh chứng khoán (công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán) không được thực hiện bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán cũng như không cho khách hàng vay chứng khoán để bán.
Bán khống thực chất là hoạt động đầu cơ, không phải đầu tư chứng khoán (ảnh minh họa).
Trong diện hạn chế này có các tổ chức kinh doanh chứng khoán, nhân viên làm việc tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Những đối tượng này sẽ không được làm trung gian cho các tổ chức, cá nhân vay, mượn chứng khoán của nhau để bán dưới mọi hình thức, kể cả trong trường hợp không dẫn tới việc thay đổi quyền sở hữu và giao dịch bán thực hiện trên tài khoản của bên cho vay.
Theo yêu cầu của UBCKNN, các tổ chức kinh doanh chứng khoán sẽ không được sử dụng chứng khoán của mình, của khách hàng, của nhà đầu tư ủy thác và các quỹ đầu tư do công ty quản lý để cho các tổ chức, cá nhân vay, mượn để bán dưới mọi hình thức. Trong đó, bao gồm cả trường hợp không dẫn tới việc thay đổi quyền sở hữu. Đồng thời, cũng không được giao dịch bán thực hiện trên tài khoản của chính tổ chức kinh doanh chứng khoán, tài khoản của khách hàng, tài khoản ủy thác, tài khoản của quỹ.
Đối với các công ty quản lý quỹ, những tổ chức này không được sử dụng tài sản của quỹ, nhà đầu tư ủy thác để cho vay dưới mọi hình thức, bảo lãnh cho các khoản vay dưới mọi hình thức hoặc thanh toán các nghĩa vụ nợ của công ty quản lý quỹ, người có liên quan của công ty quản lý quỹ, tổ chức, cá nhân khác.
UBCKNN quy định, các công ty quản lý quỹ phải thực hiện chế độ báo cáo chi tiết về hoạt động quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư ủy thác, kèm theo sao kê tài khoản, sao kê giao dịch chứng khoán phát sinh trong kỳ của nhà đầu tư ủy thác theo quy định của pháp luật.
Trong khi đó, các ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát chỉ được thực hiện chỉ thị thanh toán, chuyển tiền, tài sản của khách hàng, nhà đầu tư ủy thác, quỹ đầu tư sau giao dịch về tài khoản của khách hàng, tài khoản quản lý danh mục và tài khoản của quỹ theo đúng quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, pháp luật về phòng chống rửa tiền.
Khuyến cáo nhà đầu tư không bán khống chứng khoán do tiềm ẩn nhiều rủi ro
Theo quy định tại thông tư này, trường hợp có vi phạm thì tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát, các cá nhân trực tiếp vi phạm, tổ chức kinh doanh chứng khoán nơi các cá nhân đó làm việc cùng chịu trách nhiệm liên đới theo quy định pháp luật hiện hành.
UBCKNN cho biết, tổ chức này sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Theo đó, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự, UBCKNN sẽ chuyển cơ quan công an để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
UBCKNN khuyến cáo nhà đầu tư không vay và cho vay chứng khoán để bán do các hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể gây thất thoát tài sản của mình và dẫn tới các tranh chấp về tài sản. Đồng thời, đề nghị nhà đầu tư yêu cầu các tổ chức kinh doanh chứng khoán cung cấp sao kê mọi giao dịch phát sinh trên tài khoản của mình, kể cả tài khoản quản lý danh mục đầu tư tại công ty quản lý quỹ.
Trên thế giới, nghiệp vụ bán khống đã được một số thị trường chứng khoán thực hiện từ rất lâu và trở nên phổ biến ở các nước phát triển. Thậm chí, nghiệp vụ kiếm lợi thông qua giá cổ phiếu giảm đã được bắt nguồn ít nhất từ thế kỉ thứ XVIII ở Anh. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đây vẫn là một khái niệm tương đối mới mẻ.
Bán khống (Short-selling), trong tài chính có nghĩa là một cách kiếm lợi nhuận từ sự kỳ vọng tụt giảm giá của một loại chứng khoán, ngoại tệ.
Còn trong giao dịch chứng khoán, bán khống là hành động bán một loại chứng khoán mà người bán không còn sở hữu tại thời điểm bán, cụ thể hơn là bán chứng khoán vay mượn. Khi nhà đầu tư dự đoán rằng, trong tương lai giá cổ phiếu sẽ hạ, họ sẽ thực hiện bán khống, tức là đi vay cổ phiếu để bán, sau khi giá hạ, họ sẽ mua cổ phiếu đó trên thị trường để trả lại và hưởng khoản chênh lệch giá. Nhưng nếu giá trên thị trường không hạ như dự đoán mà lại tăng lên, nhà đầu tư vẫn phải mua cổ phiếu đó để trả và chấp nhận một khoản lỗ.
Do vậy, có nhận định cho rằng, thực chất, bán khống là hoạt động đầu cơ chứ không phải đầu tư và luôn có rủi ro người bán sẽ mất nhiều hơn phần tiền đã đặt vào.
Bán khống thực chất là hoạt động đầu cơ, không phải đầu tư chứng khoán (ảnh minh họa).
Trong diện hạn chế này có các tổ chức kinh doanh chứng khoán, nhân viên làm việc tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Những đối tượng này sẽ không được làm trung gian cho các tổ chức, cá nhân vay, mượn chứng khoán của nhau để bán dưới mọi hình thức, kể cả trong trường hợp không dẫn tới việc thay đổi quyền sở hữu và giao dịch bán thực hiện trên tài khoản của bên cho vay.
Theo yêu cầu của UBCKNN, các tổ chức kinh doanh chứng khoán sẽ không được sử dụng chứng khoán của mình, của khách hàng, của nhà đầu tư ủy thác và các quỹ đầu tư do công ty quản lý để cho các tổ chức, cá nhân vay, mượn để bán dưới mọi hình thức. Trong đó, bao gồm cả trường hợp không dẫn tới việc thay đổi quyền sở hữu. Đồng thời, cũng không được giao dịch bán thực hiện trên tài khoản của chính tổ chức kinh doanh chứng khoán, tài khoản của khách hàng, tài khoản ủy thác, tài khoản của quỹ.
Đối với các công ty quản lý quỹ, những tổ chức này không được sử dụng tài sản của quỹ, nhà đầu tư ủy thác để cho vay dưới mọi hình thức, bảo lãnh cho các khoản vay dưới mọi hình thức hoặc thanh toán các nghĩa vụ nợ của công ty quản lý quỹ, người có liên quan của công ty quản lý quỹ, tổ chức, cá nhân khác.
UBCKNN quy định, các công ty quản lý quỹ phải thực hiện chế độ báo cáo chi tiết về hoạt động quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư ủy thác, kèm theo sao kê tài khoản, sao kê giao dịch chứng khoán phát sinh trong kỳ của nhà đầu tư ủy thác theo quy định của pháp luật.
Trong khi đó, các ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát chỉ được thực hiện chỉ thị thanh toán, chuyển tiền, tài sản của khách hàng, nhà đầu tư ủy thác, quỹ đầu tư sau giao dịch về tài khoản của khách hàng, tài khoản quản lý danh mục và tài khoản của quỹ theo đúng quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, pháp luật về phòng chống rửa tiền.
Khuyến cáo nhà đầu tư không bán khống chứng khoán do tiềm ẩn nhiều rủi ro
Theo quy định tại thông tư này, trường hợp có vi phạm thì tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát, các cá nhân trực tiếp vi phạm, tổ chức kinh doanh chứng khoán nơi các cá nhân đó làm việc cùng chịu trách nhiệm liên đới theo quy định pháp luật hiện hành.
UBCKNN cho biết, tổ chức này sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Theo đó, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự, UBCKNN sẽ chuyển cơ quan công an để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
UBCKNN khuyến cáo nhà đầu tư không vay và cho vay chứng khoán để bán do các hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể gây thất thoát tài sản của mình và dẫn tới các tranh chấp về tài sản. Đồng thời, đề nghị nhà đầu tư yêu cầu các tổ chức kinh doanh chứng khoán cung cấp sao kê mọi giao dịch phát sinh trên tài khoản của mình, kể cả tài khoản quản lý danh mục đầu tư tại công ty quản lý quỹ.
Trên thế giới, nghiệp vụ bán khống đã được một số thị trường chứng khoán thực hiện từ rất lâu và trở nên phổ biến ở các nước phát triển. Thậm chí, nghiệp vụ kiếm lợi thông qua giá cổ phiếu giảm đã được bắt nguồn ít nhất từ thế kỉ thứ XVIII ở Anh. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đây vẫn là một khái niệm tương đối mới mẻ.
Bán khống (Short-selling), trong tài chính có nghĩa là một cách kiếm lợi nhuận từ sự kỳ vọng tụt giảm giá của một loại chứng khoán, ngoại tệ.
Còn trong giao dịch chứng khoán, bán khống là hành động bán một loại chứng khoán mà người bán không còn sở hữu tại thời điểm bán, cụ thể hơn là bán chứng khoán vay mượn. Khi nhà đầu tư dự đoán rằng, trong tương lai giá cổ phiếu sẽ hạ, họ sẽ thực hiện bán khống, tức là đi vay cổ phiếu để bán, sau khi giá hạ, họ sẽ mua cổ phiếu đó trên thị trường để trả lại và hưởng khoản chênh lệch giá. Nhưng nếu giá trên thị trường không hạ như dự đoán mà lại tăng lên, nhà đầu tư vẫn phải mua cổ phiếu đó để trả và chấp nhận một khoản lỗ.
Do vậy, có nhận định cho rằng, thực chất, bán khống là hoạt động đầu cơ chứ không phải đầu tư và luôn có rủi ro người bán sẽ mất nhiều hơn phần tiền đã đặt vào.
Mai Chi