1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

WB: Việt Nam sẽ không chịu tác động nhiều vì Mỹ rời bỏ TPP

(Dân trí) - Trả lời về việc Mỹ có định rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) mà Việt Nam và 11 nước tham gia có tác động như nào đến tăng trưởng và cải cách của Việt Nam tại cuộc họp báo chiều nay (5/12), ông Sebastian Eckardt - Chuyên gia Kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam Việt Nam sẽ không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam dù cho TPP được cho là mang lại sự kỳ vọng cải cách và xuất khẩu lớn.

Ông Sebastian cho rằng: Nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa rộng, các cơ chế của FTA thế hệ mới đã và đang đặt điều kiện cho Việt Nam phải cải tổ nền kinh tế, thúc đẩy hòa nhập vào xu hướng toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, cải cách đã và đang đòi hỏi nội tại từ Việt Nam, trước khi Việt Nam có thể khai thác được lợi thế từ thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ.

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh: Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donal Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi TPP sẽ không tác động nhiều đến Việt Nam
Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh: Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donal Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi TPP sẽ không tác động nhiều đến Việt Nam

Trong báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nma tháng 12/2016, các chuyên gia của WB cho rằng: dù tăng trưởng của Việt Nam có giảm so với mục tiêu song đây là cũng là thành tựu của Việt Nam khi kinh tế toàn cầu vẫn chưa phục hồi.

"Dù cho môi trường toàn cầu còn chưa khởi sắc, kinh tế Việt Nam vẫn ổn định. Triển vọng trung hạn của Việt Nam vẫn thuận lợi, với tăng trưởng GDP dự kiến đạt 6% trong năm nay. Tăng trưởng của Việt Nam đạt được trong điều kiện lạm phát thấp và tài khoản vãng lai thặng dư cao. Mặc dù giá dịch vụ y tế và giáo dục tăng, lạm phát lõi vẫn ở mức thấp còn lạm phát chung dự kiến không vượt chỉ tiêu chính thức là 5%", báo cáo của WB nhấn mạnh.

Tuy nhiên, WB cũng chỉ ra hai vấn đề nội tại cản trở phát triển của Việt Nam thời gian tới là: Thâm hụt ngân sách, bội chi và cải cách doanh nghiệp Nhà nước. WB khẳng định: Cải cách khu vực công, doanh nghiệp Nhà nước đang là đòi hỏi Việt Nam cần thực thi tốt hơn, bởi đây là động lực, là nguồn lực cho tăng trưởng trước bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ở ngưỡng giảm tăng trưởng vì dự vào thâm dụng tài nguyên, lao động giá rẻ và vốn đầu tư.

Vấn đề nổi lên là nợ công cao, bội chi ngân sách lớn cũng đang là áp lực cho tăng trưởng của Việt Nam, Tuy nhiên, có thể kỳ vọng điều này đã và đang được cải thiện qua quyết tâm của Chính phủ là cải cách tình trạng tăng hiệu quả nguồn thu, giảm chi thường xuyên. Đồng thời cơ cấu lại đầu tư công với việc thắt chặt tỷ lệ vay nợ của địa phương, DN Nhà nước... Báo cáo WB khẳng định, bội chi ngân sách của Việt Nam đang ở mức cao và đang tiến sát ngưỡng Quốc hội cho phép là 65% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Theo nhóm chuyên gia từ WB, nhiều chỉ tiêu về môi trường kinh doanh của Việt Nam thấp và chưa thực sự cải thiện, đây là trở ngại đối với tăng trưởng Việt Nam trong năm 2017 và những năm tiếp theo. Các vấn đề như cải cách DNNN, xử lý nợ xấu và tài sản xấu, nâng cao vai trò của tư nhân trong xây dựng thị trường cạnh tranh của Việt Nam... vẫn rất chậm chạp. Các vấn đề liên quan môi trường pháp quy, tiếp cận đất đai, cải cách doanh nghiệp Nhà nước... của Việt Nam hiện vẫn đứng sau các nước ASEAN 4.

WB cũng cho hay, hiện tiền đồng của Việt Nam tăng giá so với nhiều đồng ngoại tệ khác do Việt Nam tăng dự trữ ngoại hối, mua vào nhiều hơn để tránh các cú sốc. Điều này đặt ra lo ngại đối với xuất khẩu Việt Nam và lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.

Nguyễn Tuyền