1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Hà Nội

Vụ thanh lý hàng Gucci và Milano giá "bèo": Quản lý thị trường khẳng định là hàng thật

(Dân trí) - Lực lượng quản lý thị trường khẳng định khi bàn giao hàng cho Công ty trúng thầu tất cả đều là hàng hiệu chính hãng và còn nguyên vẹn.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* 663 container lốp ô tô "tắc" tại Đà Nẵng: Hải quan bật "đèn đỏ"
* Giá vàng đi xuống phiên đầu tuần
* Sẽ “bêu tên” các cơ sở sản xuất bánh trung thu "bẩn"
* TS Alan Phan: Kền kền lợi dụng giá BĐS đang xuống?

Nhiều ngày gần đây, dư luận xôn xao đến câu chuyện ngàn người chen nhau đi mua hàng hiệu Gucci và Milano thanh lý tại một Công ty ở Hà Nội. Số hàng được đem ra bán có nguồn gốc từ lô hàng trốn thuế bị cơ quan chức năng bắt giữ.

Sau ngày đầu tiên bán thanh lý lô hàng hiệu, đã có nhiều thông tin lan truyền nghi vấn về việc số hàng trên đều là hàng giả. Một ý kiến của người có tên N.N thu hút hàng trăm nghìn lượt quan tâm trên mạng cho rằng: “Người Hà Nội đang dẫm đè nhau bẹp ruột và bỏ tiền triệu ra mua toàn hàng giả. Hàng thiệt nhìn rất khác và không bao giờ đựng trong hộp giấy và bọc nylon như thế này".

Hình ảnh giấy lên nghi vấn lô hàng hiệu thanh lý có đồ giả

Hình ảnh giấy lên nghi vấn lô hàng hiệu thanh lý có đồ giả

Người này còn cho biết: "Cái này chắc chắn là lừa đảo 100% . Hãng Gucci không bao giờ cho phép bán như vậy. Thà họ thu mua lại chứ không bao giờ cho bán kiểu này, không bao bì, không giấy tờ như vậy vì thiệt hại quá lớn cho danh tiếng công ty họ".

N.N cũng khẳng định đã gửi email cho hãng Gucci về vụ bán thanh lý hàng trốn thuế, và hãng đã trả lời cho biết sẽ lập tức điều tra vấn đề này. Các ý kiến khác cho rằng hàng hiệu Gucci ở khắp mọi nơi trên thế giới đều bán với giá ít nhất là vài trăm đô cho tới hàng nghìn đô, không thể có chuyện "đổ đống" vài triệu một món.

Liên quan đến câu chuyện này, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Dân trí, ông Hoàng Đại Nghĩa - Đội trưởng đội quản lý số 14, đơn vị trực tiếp tham gia bắt giữ lô hàng hiệu vào năm 2012 cho biết rằng, vào thời điểm bắt giữ, phía lực lượng chức năng đã có yêu cầu hãng sang xác nhận.

Đại diện hãng sang kiểm tra và đều xác nhận là hàng chính hãng. Sau đó, cơ quan thẩm quyền đã chuyển hồ sơ sang bộ phận tài chính làm thủ tục bán. Sau nhiều lần mới bán lại cho Công ty Dịch vụ thời trang Hà Nội (Hafasco). “Khi bàn giao sản phẩm, tất cả còn nguyên mọi thứ và hàng hóa đều là thật 100%.”, ông Nghĩa khẳng định.
 
Hiện PV Dân trí đang tiếp tục tìm hiểu về đường đi của lô hàng thanh lý sau khi được bán cho DN và thông tin tới độc giả.
Lê Tú

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm