Vụ án Nguyễn Đức Kiên: Tổng số 6 bị cáo làm đơn kháng cáo

Đến nay, danh sách kháng cáo được bổ sung thêm 2 bị cáo nữa là: Lê Vũ Kỳ và Phạm Trung Cang (đều nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng ACB).

    Vụ án Nguyễn Đức Kiên: Tổng số 6 bị cáo làm đơn kháng cáo

    Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

    *
    Thủ tướng: Không chấp nhận bất cứ sự áp đặt, đe dọa nào

    * Làng Pháp bỏ hoang và nỗi ám ảnh dân giàu Hà Nội

    * Bầu Đức chưa có ý định đổi máy bay riêng

    * Kế hoạch tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng của DongA Bank bất thành

    * Cấp tín dụng 3.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp xuất khẩu cao su

    Chiều 2/7, theo tin từ Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, Tòa vừa mới nhận được đơn kháng cáo của 2 bị cáo trong phiên tòa xét xử sơ thẩm Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm. Như vậy, hiện tại, có 6 bị cáo đã làm đơn kháng cáo trên tổng số 8 bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án này.

    Trước đó, Tòa đã nhận được đơn kháng cáo của 4 bị cáo, gồm: Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải, Trịnh Kim Quang và Huỳnh Quang Tuấn. 

    Đến nay, danh sách kháng cáo được bổ sung thêm 2 bị cáo nữa là: Lê Vũ Kỳ và Phạm Trung Cang (đều nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng ACB).

    Đơn kháng cáo của Lê Vũ Kỳ có nêu rõ, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, bị cáo Kỳ đã nhận thức rõ các sai phạm xảy ra tại Ngân hàng ACB, tuy nhiên bị cáo Kỳ mong được Tòa cấp phúc thẩm xem xét thêm về nhận thức và vai trò hoàn toàn thụ động của bị cáo trong việc ban hành các Nghị quyết của Thường trực Hội đòng Quản trị Ngân hàng ACB. Qua đó, bị cáo Kỳ mong được Tòa cấp phúc thẩm cân nhắc giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

    Cụ thể, bị cáo Kỳ đưa ra lý do bị cáo chưa có điều kiện tham gia các chương trình đào tạo về quản lý kinh tế và chưa được học các kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin. Do đó, hiểu biết và nhận thức của bị cáo về các quy định quản lý kinh tế của Nhà nước còn nhiều hạn chế. Điều này đã dẫn đến sai phạm khi bị cáo đồng ý với chủ trương đầu tư cổ phiếu và ủy thác cho các nhân viên đi gửi tiền tại các tổ chức tín dụng khác. Bị cáo Kỳ mong Tòa cấp phúc thẩm chiếu cố hoàn cảnh của bị cáo về tuổi cao, sức yếu, nhiều bệnh tật… để cho bị cáo được giảm nhẹ hình phạt.

    Trong đơn kháng cáo dài 2 trang, bị cáo Phạm Trung Cang phân tích về 2 hành vi mà bị cáo bị Tòa kết tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.” 

    Thứ nhất là việc bị cáo Cang tham gia cuộc họp Hội đồng Quản trị Ngân hàng ACB (ngày 22/3/2010) để ra chủ trương cho phép ủy thác cho nhân viên gửi tiền tại các tổ chức tín dụng khác. Về hành vi này, bị cáo Cang đưa ra thời điểm ngày 31/10/2010, bị cáo Cang đã làm đơn từ nhiệm Hội đồng Quản trị, thường trực Hội đồng Quản trị tại Ngân hàng ACB để bị cáo Cang sang làm việc tại Ngân hàng Eximbank. Theo đó, từ ngày 1/1/2011 trở đi, bị cáo Cang không còn chịu trách nhiệm về những hoạt động diễn ra tại ACB. Trong khi đó, việc 19 nhân viên của ACB đi gửi tiền tại Vietinbank xảy ra từ tháng Sáu đến tháng 9/2011. Do vậy, bị cáo Cang cho rằng sai phạm này không thuộc về trách nhiệm của bị cáo Cang.

    Thứ hai, bị cáo Cang nêu rằng, hành vi ký chủ trương “cấp hạng mức đầu tư 700 tỷ đồng để mua cổ phiếu có giá tốt trên thị trường” là chỉ đạo bình thường của Thường trực Hội đồng Quản trị đối với hoạt động ngân hàng. Bị cáo hoàn toàn không có chủ trương cấp tín dụng để mua cổ phiếu của ACB. Việc thực hiện sai chủ trương đó của Thường trực Hội đồng Quản trị, bị cáo Cang khẳng định phải do chính cá nhân Nguyễn Đức Kiên và những người khác chịu trách nhiệm. 

    Bị cáo Cang nói rằng bị cáo không phạm tội “khi ra chủ trương không vi phạm pháp luật.” Trên cơ sở phân tích hai hành vi này, bị cáo Cang đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét lại tội danh cho bị cáo.

    Trước đó, bị cáo Nguyễn Đức Kiên (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - ACB) đã làm đơn kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm, về cả nội dung bản án và hình phạt đã tuyên đối với bị cáo Kiên. 

    Bị cáo Kiên đề nghị cấp phúc thẩm đánh giá lại các chứng cứ buộc tội và xem xét toàn diện các chứng cứ gỡ tội cho bị cáo Kiên. Trình bày chi tiết trong đơn, Nguyễn Đức Kiên đưa ra nhiều dẫn chứng, luận điểm để cho rằng mình không phạm tội Kinh doanh trái phép, Trốn thuế, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

    Sau gần 3 tuần xét xử, ngày 9/6/2014, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm về 4 tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Trốn thuế và Kinh doanh trái phép.

    Cụ thể, Tòa cấp sơ thẩm đã tuyên án phạt: Nguyễn Đức Kiên (sinh năm 1964, trú ở phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) lĩnh án tổng cộng 30 năm tù về cả 4 tội danh nêu trên. Ngoài án phạt tù, bị cáo Kiên còn bị tuyên buộc nộp phạt bổ sung 75 tỷ đồng do trốn thuế và 100 triệu đồng về hành vi lừa đảo.

    Hai bị cáo: Trần Ngọc Thanh (nguyên Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội) bị phạt 5 năm 6 tháng tù , Nguyễn Thị Hải Yến (nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội) bị phạt 5 năm tù về cùng tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”

    Ở nhóm bị cáo bị kết tội về hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng,” hai bị cáo đều nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng ACB gồm: Lê Vũ Kỳ bị phạt 5 năm tù và Trịnh Kim Quang bị phạt 4 năm tù; Lý Xuân Hải (nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB) lĩnh 8 năm tù, Phạm Trung Cang (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB) lĩnh 3 năm tù, Huỳnh Quang Tuấn (nguyên Phó Tổng giám đốc ngân hàng ACB) lĩnh 2 năm tù.
     
    Theo Kim Anh
    TTXVN

    Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”