Vụ án "bầu" Kiên: Viện kiểm sát giữ nguyên quan điểm buộc tội

(Dân trí) - Chiều 10/12, đại diện VKSND Tối cao giữ quyền công tố tại tòa tiếp tục có phần đối đáp với luật sư, các bị cáo về các hành vi phạm tội, theo đó vị đại diện VKS giữ nguyên quan điểm buộc tội của mình.

Vị đại diện VKS đối đáp với các luật sư và bị cáo.

Vị đại diện VKS đối đáp với các luật sư và bị cáo.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Lãnh đạo TP chưa nắm được thông tin Tướng công an xây biệt thự trái phép

* Đột nhập kho "bom khí" ẩn mình giữa khu dân cư

* Thay cả dàn lãnh đạo các ngân hàng quốc doanh

* Dầu mất giá, vội vã lên kịch bản chống thất thu

* Lãnh đạo Korean Air mất chức vì nổi đóa trên máy bay

* Nhà chọc trời: 'Nỗi đau' sau niềm kiêu hãnh

Vị đại diện VKS này cho biết, cơ quan điều tra đã tách vụ án ACB ủy thác gửi tiền để điều tra về việc nhận gửi tiền vượt trần tại một số ngân hàng.

Trong chiều ngày 10/12, vị đại diện VKSND Tối cao tiếp tục đối đáp với các luật sư, bị cáo về hành vi “cố ý làm trái” liên quan đến việc ủy thác cho các nhân viên ACB gửi tiền tại Ngân hàng khác.

Đại diện VKS dẫn các văn bản pháp luật cho rằng, bản thân việc các Ngân hàng lấy tiền huy động từ khách hàng và ủy thác nhân viên mang tiền đi gửi lòng vòng không thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

“Việc ACB ủy thác cho nhân viên mang tiền đi gửi là chủ trương trái luật. Việc nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này phải tuân theo Luật Tổ chức tín dụng chứ không thể theo Luật dân sự”, vị đại diện VKS cho biết.

Đại diện VKS cũng cho rằng, hành vi ủy thác cá nhân gửi 718 tỷ đồng là trái qui định của Luật Tổ chức tín dụng năm 2010. Luật này qui định Tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất kỳ lĩnh vực khác. Tổ chức tín dụng chỉ được kinh doanh những lĩnh vực được Ngân hàng nhà nước cho phép.
 
Hiểu rộng hơn, trong hoạt động của Tổ chức tín dụng không được phép làm những gì luật pháp không cấm mà chỉ được phép làm những gì pháp luật cho phép. Xem xét kỹ thì thấy trong các tài liệu không có qui định nào Tổ chức tín dụng được ủy thác cho cá nhân gửi tiền sang Tổ chức tín dụng khác.

Ý kiến của các luật sư, bị cáo cho rằng, không có hậu quả xảy ra, vì Vietinbank có trách nhiệm phải quản lý và trả lại tiền gửi cho khách hàng. Viện Kiểm sát cho rằng, hành vi ủy thác là trái qui định về quản lý kinh tế của Nhà nước. Đến nay số tiền này chưa thu hồi được. Bản thân ACB không giao dịch tại Vietinbank nên không có quyền khởi kiện, đòi tiền tại Viettinbank. Hậu quả hành vi làm trái đã rõ.

Trước đó, luật sư Nguyễn Thị Bắc, (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - đơn vị có quyền lợi, nghĩa vụ liên quao cho rằng, do thường trực HĐQT Ngân hàng ACB ra chủ trương ủy thác cho các nhân viên gửi tiền tại các tổ chức tín dụng (ngày 22/3/2010), nên lãnh đạo ACB đã thực hiện ủy thác 718 tỷ đồng cho 19 nhân viên của mình để gửi tiết kiệm vào Ngân hàng công thương (Chi nhánh Hồ Chí Minh và chi nhánh Nhà Bè), trong quá trình thực hiện việc ủy thác cho 19 nhân viên ACB đứng tên gửi tiết kiệm vào NHCT – CN HCM và CN Nhà Bè, Huỳnh Thị Huyền Như đã thực hiện các thủ đoạn gian dối chiếm đoạt toàn bộ 718 tỷ đồng của ACB.

Theo luật sư Nguyễn Thị Bắc, Huỳnh thị Huyền Như đã có ý định chiếm đoạt tiền ngay từ đầu, khi thoả thuận với Huỳnh Thị Bảo Ngọc - Phó phòng quản lý quỹ ACB về việc huy động tiền của ACB với lãi suất cao.

Luật sư tham gia bào chữa cho Nguyễn Đức Kiên cùng các đồng phạm, tranh tụng tại tòa.

Luật sư tham gia bào chữa cho Nguyễn Đức Kiên cùng các đồng phạm, tranh tụng tại tòa.

Cụ thể các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và lời khai của bị án Như tại phiên tòa đã thể hiện rõ, do làm ăn thua lỗ, vay lãi nặng không còn khả năng thanh toán và do sức ép của các chủ nợ, nên Như đã nảy ý định huy động tiền của các tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt trả nợ.

Do có ý định này nên Như đã đồng ý ngay, khi Huỳnh Thị Bảo Ngọc trao đổi trực tiếp với Như về việc gửi tiền vào Ngân hàng công thương với lãi suất cao và khoản chi riêng cho Ngọc.

Với con “mồi lãi suất cao“ và tiền chi phần trăm cho Ngọc, Như đã thực hiện có tính toán tiếp theo các thủ đoạn gian dối, dẫn dụ Ngọc và các nhân viên ACB làm mọi việc theo sự sắp đặt của Như, trong đó có cả các việc làm trái quy định, tắc trách, vô trách nhiệm và Như đã lợi dụng sự sai phạm, tắc trách này chiếm đoạt trót lọt 718 tỷ đồng của ACB.

Đại diện VKS cũng cho biết, về việc ủy thác vi phạm quy định về trần lãi suất, và cơ quan điều tra cũng tách vụ án để điều tra về việc nhận gửi tiền vượt trần tại một số ngân hàng.

Trước đó, sáng 10/12, khi bước vào phần đối đáp giữa luật sư, bị cáo và đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa. Vị đại diện VKSND Tối cao cho rằng, về việc các luật sư cho rằng quan điểm buộc tội của VKS là dựa vào bản án sơ thẩm và không cập nhật diễn biến phiên tòa.

Đại diện VKS cho biết, đánh giá hành vi phạm tội của các bị cáo là dựa vào chứng cứ, bối cảnh sự việc được thể hiện trong hồ sơ vụ án, các luật sư nhận xét như vậy là thiếu căn cứ.

Về phần đối đáp với các luật sư, bị cáo Nguyễn Đức Kiên về hành vi “kinh doanh trái phép” mà bị cáo Kiên tiếp tục đưa ra các khái niệm trong Luật doanh nghiệp, luật đầu tư, quyết định 165 về kinh doanh góp vốn mua cổ phần, cổ phiếu không phải đăng ký kinh doanh.

Về vấn đề này, địa diện VKS nêu quan điểm của bị cáo không đúng với công văn 6388 của Bộ KHĐT, nêu “kinh doanh là việc thực hiện liên tục 1 số hoặc toàn bộ công đoạn của quá trình đầu tư, phải có 3 tiêu chí: được thực hiện liên tục, nhằm mục đích sinh lợi, từ sản xuất đến đến kinh doanh

Đại diện VKS nêu, Hợp đồng đầu tư thông qua giao dịch nhằm mục đích sinh lợi là hợp đồng kinh doanh. Việc góp vốn mua cổ phần của 5 công ty là hợp đồng liên tục nhằm mục đích sinh lời, như vậy có căn cứ để khẳng đinh đây là hành vi kinh doanh.

Tại công văn 935 của Tổng cục thống kê về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007, thì hợp đồng mua cổ phần, cổ phiếu được xếp vào mã 64990. 5 công ty mà bị cáo thực hiện kinh doanhh có mã ngành 64990, nhưng không có đăng ký kinh doanh là vi phạm pháp luật.

Đối với Cty Thiên Nam, có đăng đăng ký kinh doanh năm 1995, sau đó thay đổi thay đổi lần cuối cùng vào năm 2000. Trường hợp thay đổi ng đại diện pháp luật thì phải thay đổi đăng ký kinh doanh mới

Về Hợp đồng mua bán 017 bị quy kết kinh doanh trái phép: Bị cáo vẫn cho rằng việc kinh doanh trạng thái vàng là mua bán hàng hóa không vi phạm pháp luật. VKS cho rằng Hợp đồng kinh doanh vàng trên tài khoảng nước ngoài ngoài của Thiên Nam là Hợp đồng mua bán, tại điều 2 Hợp đồng bên A và bên B đồng ý mua bán trạng thái vàng, nhưng điều 5 có nói Hợp đồng không có phí giao dịch. Phí giao dịch chỉ có khi ACB là trung gian giao dịch, càng khẳng định Thiên Nam đã kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài.

Tại Hợp đồng, có nội dung mua bán trạng thái vàng có thể chuyển đổi thành vàng vật chất, nguyên liệu, như vậy không thể coi là “Hợp đồng phái sinh”.

Do đó, Hợp đồng của Thiên Nam chịu sự điều chỉnh của quyết định 03 Hợp đồng kinh doanh vàng trạng thái được xếp vào mã 46624, như vậy Thiên Nam đã kinh doanh không có đăng ký kinh doanh

Ngoài các tội danh “Kinh doanh trái phép”; “Cố ý làm trái quy định của nhà nước, gây hậu quả nghiêm trong”, đại diện VKS cũng đối đáp với các luật sư, bị cáo Nguyễn Đức Kiên về hành vi “Trốn thuế”; “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo đó, vị đại diện VKS vẫn giữ nguyên quan điểm buộc tội của mình.

Sáng 11/12, HĐXX tiếp tục tục làm việc.

Tuấn Hợp
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”